Không phải tên địa danh có được công nhận là chỉ dẫn địa lý?
Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Khoản 4 Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ có quy định : Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Như vậy trước hết chỉ dẫn địa lý phải là một dấu hiệu (có thể là hình ảnh hoặc bằng chữ hoặc kết hợp cả hai ) nhìn thấy được, dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Để một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ được quy định tại Điều 79 Luật SHTT 2005 cần có những điều kiện chung như sau :
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Như vậy, chỉ những dấu hiệu có chức năng thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mới có thể được sử dụng là chỉ dẫn địa lý. Ở Việt Nam , chỉ dẫn địa lý có thể là tên của một đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh, thành phố hoặc tên một khu vực địa lý rấ nhỏ như làng,xã .Chúng ta có thể lấy một số ví dụ điển hình đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận, bảo hộ là chỉ dẫn địa lý như: nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc,Quế Văn Yên, thuốc lào Hải Phòng, trà Tân Cương, xoài cát Hòa Lộc, Trâu Bảo Yên,gốm Bát Tràng…
Tuy nhiên , trên thực tế có những dấu hiệu không phải tên địa danh nhưng nó tự có khả năng chỉ dẫn về nguồn gốc, giúp cho người tiêu dùng nhận diện một cách chắc chắn về xuất xứ của sản phẩm thì có được công nhận là chỉ dẫn địa lý hay không ? Đây là vấn đề gây ra nhiều tranh luận với các quan điểm khác nhau . Có quan điểm cho rằng chỉ dẫn địa lý phải là tên địa lý vì chỉ có tên địa lý mới chỉ đích xác được nguồn gốc của sản phẩm. Quan điểm khác lại cho rằng bất kì từ nào mà có khả năng tự bản thân nó có khả năng chỉ dẫn về nguồn gốc giúp cho người tiêu dùng nhận diện một cách chắc chắn về xuất xứ của sản phẩm thì đều được coi là chỉ dẫn địa lý. Ví dụ Basmati là chỉ dẫn địa lý của một loại gạo thơm rẩ nổi tiếng của Ấn Độ , nhưng Basmati không phải tên của một địa danh nào của Ấn Độ. Tuy nhiên, khi tên Basmati được gắn trên những bao gạo bán trên thị trường, do danh tiếng của nó mà người tiêu dùng biết rằng loại gạo này có xuất xứ từ Ấn Độ.
Luật SHTT tại Điều 80 có quy định: “ Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý”
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam.
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Theo quy định trên, Luật SHTT không quy định không phải tên địa danh thì không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý cũng không hạn chế những dấu hiệu nào được dùng làm chỉ dẫn địa lý. Như vậy, những dấu hiệu không phải tên địa danh cũng có thể được công nhận là chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên trong thực tế, rất hiếm khi những chỉ dẫn địa lý không phải tên địa danh , trừ một số chỉ dẫn nổi tiếng hoặc đã được biết đến một cách rộng rãi.
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!