1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Hoạt động kinh doanh vũ trường

Vũ trường đang là một ngành nghề kinh doanh khá “hot” hiện nay, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội. Kinh doanh vũ trường cũng cần có những điều kiện nhất định và được đặt dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền bởi những mặt trái mà nó mang lại. Vậy pháp luật nước ta quy định như nào về hoạt động kinh doanh vũ trường? Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng Ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP điều chỉnh trực tiếp vấn đề này.

vu-truong

Về điều kiện kinh doanh và hoạt động kinh doanh vũ trường

– Nhà văn hoá, trung tâm văn hoá đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vũ trường phải là pháp nhân theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Phòng khiêu vũ trong vũ trường phải có diện tích từ 80m2 trở lên. Khoảng cách từ 200 m trở lên đo theo đường giao thông từ cửa phòng khiêu vũ đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau.

– Người điều hành trực tiếp tại phòng khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên ngành văn hóa – nghệ thuật trở lên bao gồm các ngành nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, điện ảnh, văn hóa quần chúng, quản lý văn hóa.

– Âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng khiêu vũ.

Phạm vi kinh doanh vũ trường

Phạm vi kinh doanh vũ trường được hiểu là cá nhân, tổ chức chỉ được kinh doanh tại các cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Quy chế. Tổ chức, cá nhân tổ chức cho khách khiêu vũ hoặc để cho khách khiêu vũ nhằm mục đích kinh doanh ngoài các cơ sở đó đều bị coi là vi phạm quy định về phạm vi kinh doanh.

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vũ trường

Người xin cấp Giấy phép kinh doanh vũ trường nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.  Hồ sơ xin phép gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;

– Hợp đồng giữa người xin Giấy phép kinh doanh với người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ, kèm theo bản sao có giá trị pháp lý văn bằng của người điều hành. Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế của người xin Giấy phép kinh doanh và đối chiếu với quy hoạch để cấp Giấy phép (theo mẫu).

Trong thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, kiểm tra điều kiện kinh doanh thực tế và cấp giấy phép; trong trường hợp không cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web