1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Căn cứ phát sinh quyền và thời gian bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
Đăng ký đối với nhãn hiệu là việc làm cần thiết nhằm bảo hộ đối với nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được xác lập khi đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ
Theo đó, quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam có thể  phát sinh thời gian bảo hộ nhãn hiệu trên 3 cơ sở và tương ứng với các cơ sở này để chứng minh quyền đang được bảo hộ tại Việt Nam, cụ thể như sau:

– Thứ nhất: quyết định cấp văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu) của Cục sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, việc chứng minh nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam sẽ dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp.

– Thứ hai: quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam (do Cục sở hữu trí tuệ ban hành và chỉ áp dụng với các chủ thể nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu)

* Lưu ý: khi xác định chủ thể quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam trong trường hợp này là: quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam chỉ được cấp sau khi Luật sở hữ trí tuệ có hiệu lực (01/07/2006). Đối với các nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam theo pháp luật trước ngày 01/07/2006, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định về việc ra quyết định như vậy. Trong trường hợp này, chứng cứ chứng minh quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam (do Cục sở hữu trí tuệ cấp) hoặc xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế đang được bảo hộ tại Việt Nam (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới- WIPO cấp)

– Thứ ba: trên cơ sở sử dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng chứ không phải trên cơ sở đăng ký, một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng thì mặc dù không đăng ký nhưng chủ sở hữu vẫn có quyền chống lại người khác thực hiện các hành vi bị coi là xâm phạm quyền. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nộp các chứng từ, chứng cứ chứng minh nhãn hiệu hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng. Và để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, trước hết phải chứng minh nhãn hiệu đó được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Các tiêu chí được sử dụng để xem xét  một nhãn hiệu nổi tiếng hay không được quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009.

Như vậy, luật sở hữu trí tuệ quy định căn cứ phát sinh quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam bao gồm: quyết định cấp văn bằng bảo hộ; quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt nam, trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được tính từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn ở Cục sở hữu trí tuệ, hay từ ngày nộp đơn ở cơ quan sở hữu công nghiệp ở một nước khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia (ngày ưu tiên)

Ví dụ: một nhãn hiệu nộp đơn năm 2006, cấp bằng năm 2007, sẽ được tính bảo hộ từ  năm 2007 đến năm 2006 + 10= 2016.

Nhãn hiệu sắp hết hạn có thể được gia hạn bảo hộ với thời hạn không hạn chế, cho tới chừng nào chủ sở hữu nhãn hiệu ngừng không sử dụng nhãn hiệu hay ngừng hoạt động. Ngoại lệ của nguyên tắc 10 năm nói trên là những nhãn hiệu được bảo hộ theo Thỏa ước Madrid. Các nhãn hiệu này được bảo hộ kể từ ngày đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đến hết 20 năm kể từ khi nhãn hiệu này được nộp đơn tại các quốc gia bảo hộ lần đầu.

>>>Mời bạn xem thêm: thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web