1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam

Việt nam là 1 nước nông nghiệp, lượng nông sản Việt Nam tuy lớn nhưng dường như… gặp khó khi tiếp cận người tiêu dùng nước ngoài và thậm chí trong nước. Vậy, thực chất vấn đề là như thế nào?

Theo ông Nguyễn Trung Thắng, Viện trưởng Viện Marketing và quản trị Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển từ hộ gia đình nên chưa có tầm nhìn dài hạn. Các chủ doanh nghiệp này chỉ tập trung đến việc làm sao cho sản phẩm của mình bán ra nhiều, chứ chưa xem trọng thương hiệu là một tài sản có giá trị vô hình. Còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và Thương hiệu

Đăng ký bảo hộ nông sản

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu cho nông sản Việt Nam

Việt Nam có nhiều thương hiệu nông sản nổi tiếng

 

Nhiều đặc sản nổi tiếng tại Việt Nam gắn với những địa danh như: Cam sành Hà Giang, Mận hậu Bắc Hà, gạo Hải  Hậu, nhãn lồng Hưng Yên, mơ Chùa Hương, sầu riêng Cái Mơn… Nhiều sản phẩm cũng đã nổi tiếng ở thị trường nước ngoài và đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, vải thiều Thanh Hà, thanh long Bình Thuận, chè Tân Cương, bưởi Đoan Hùng,

Tuy nhiên, theo ông Tạ Quang Minh, Cục Trưởng Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ, chúng ta mới chỉ đang trong giai đoạn đầu của việc xây dựng thương hiệu nông sản nổi tiếng, mới đặt cơ sở, nền móng, điều kiện ban đầu: đó là các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ. Nhưng thương hiệu của một sản phẩm không đơn giản là nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý. Thương hiệu còn là uy tín, danh tiếng, thị trường… trong cả quá trình lâu dài”.

Như vậy, chỉ dừng lại ở việc đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì chưa đủ. Các doanh nghiệpViệt Nam phải chú trọng hơn nữa việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình tránh những trường hợp tranh chấp thương hiệu như Võng xếp Duy Lợi, Nước mắm Phú Quốc.

 

Ông Nguyễn Văn Bảy, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cảnh báo về việc thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị “tấn công” mãnh liệt ngay khi chưa được hình thành và thậm chí, đang là tài sản được nhiều đối tượng khai thác triệt để và mang lại tiền bạc cho không ít người. Một ví dụ cụ thể tại Quảng Đông, vải ở đây trồng bạt ngàn, nhiều không kém những vùng trồng vải của Việt Nam. Song, ngạc nhiên hơn, vải dù được trồng ở Trung Quốc nhưng vẫn được bán dưới thương hiệu Thanh Hà hay Lục Ngạn… Nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ thương hiệu thì nguy cơ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế là rất lớn.

Nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng, thương hiệu không chỉ đơn giản là một nhãn hiệu, một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ. Thương hiệu phải được hiểu rộng hơn thế, là tất cả những gì mà doanh nghiệp đạt được (danh tiếng, uy tín, thị trường, sản phẩm…) trong cả quá trình xây dựng lâu dài. Chính vì vậy, bảo hộ thương hiệu sản phẩm là một bước tất yếu trong quá trình xây dựng một thương hiệu có uy tín và sau đó là cả quá trình tiếp thị và quảng bá tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Để đảm bảo sự duy trì và đứng vững của một thương hiệu, các doanh nghiệp, tổ chức cần hiểu hơn về vai trò, tác dụng của việc đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đăng ký thương hiệu… Quý khách có nhu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu, hãy liên hệ với Luật Newvision Law để được tư vấn miễn phí

 

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web