1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm do nhiều yếu tố:

+ Thứ nhất, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên các đối thủ cạnh tranh không muốn chia sẻ thông tin cho nhau.

+ Thứ hai, người lao động có quyền lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới và đây thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ.

+ Thứ ba, bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuật nên không thể bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế (bí mật thương mại).

Quy định của pháp luật về Bảo hộ bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là một loại tài sản trí tuệ có giá trị vì nó tạo ra lợi thế riêng của chủ sở hữu bí mật kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh khác.Đối với mỗi một doanh nghiệp các bí mật kinh doanh vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhất là trong thời buổi kinh tế cạnh tranh như hiện nay.

Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:

+ Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

+ Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

+ Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau như kỹ thuật và khoa học (công thức sản xuất, cấu tạo kỹ thuật, mã máy tính, dữ liệu thử nghiệm…); thương mại (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương pháp bán hàng…); tài chính (cơ cấu giá nội bộ, danh mục giá…)… Các thông tin này đều rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Dường như nếu để mất hay rò rỉ các thông tin này, sự an nguy của doanh nghiệp có thể bị đe dọa.

Điều 85 Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như bí mật về nhân thân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phòng, an ninh, thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh. Điều 85 đã giới hạn các đối tượng và giúp chúng ta nhận biết được đối tượng nào sẽ được coi là bí mật kinh doanh được bảo hộ và đối tượng nào không.

Thời điểm làm phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh:

Khác với các đối tượng khác của quyền SHCN, quyền SHCN đối với BMKD của các chủ sở hữu không được xác lập thông qua hình thức cấp văn bằng bảo hộ mà được bảo hộ “tự động”. Có nghĩa là quyền SHCN đối với BMKD sẽ phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật mà không cần thông qua bất cứ một thủ tục đăng ký nào.“Quyền SHCN đối với BMKD được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp BMKD và thực hiện việc bảo mật BMKD đó” (điểm c, Khoản 3, Điều 6 Luật SHTT).Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất đặc thù của BMKD cũng như các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Tuy nhiên, thời điểm chấm dứt quyền SHCN đối với BMKD lại chưa được pháp luật Việt Nam đề cập tới dẫn đến nhiều khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến BMKD.

Phương thức bảo vệ:

Khi phát hiện có chủ thể “đánh cắp” hoặc bộc lộ trái phép bí mật kinh doanh của mình; chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm; hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có biện pháp xử lý như phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện, khoản lợi nhuận có được do thực hiện hành vi pham… hay các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có áp dụng các biện pháp luật định để xử lý các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh; thì thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra chưa chắc có thể khắc phục đầy đủ. Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh phải có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh thích hợp để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web