Bách khoa toàn thư “ Chim Việt Nam” vi phạm bản quyền hình ảnh
Thực trạng vi phạm bản quyền ở nước ta xảy ra như cơm bữa, những câu chuyện vi phạm bản quyền ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng. Và hậu quả của nó đôi khi phức tạp và rất khó xử lý, không hề đơn giản như “một cú nhấp chuột”.
Trong giới mỹ thuật, vừa xảy ra câu chuyện một sinh viên mỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh đã chép gần như nguyên xi một bức tranh khắc gỗ từng đoạt giải tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2015 sang sơn mài và đạt giải thưởng cao của Hội Mỹ thuật thành phố. Sau đó hội đồng chấm giải Trại sáng tác của Hội Mỹ thuật thành phố đã rút giải thưởng và 5 triệu đồng tiền tài trợ nhưng vấn đề còn gây xôn xao dư luận trong thời gian dài.
Mới đây, lại thêm vụ cuốn sách “Chim Việt Nam” vừa bị Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định thu hồi và tiêu hủy toàn bộ. Cụ thể, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản (NXB) ĐHQGHN Phạm Thị Trâm đã ký quyết định số 293, trong đó nêu rõ những căn cứ pháp lý để thu hồi cuốn sách “Chim việt Nam” của hai tác giả GS Võ Quý – PGS. TS Nguyễn Lân Hùng Sơn, dựa trên Luật Xuất bản, Nghị định 195/2013 cùng biên bản làm việc giữa tác giả cuốn sách với NXB ĐHQGHN. Quyết định này được ban hành căn cứ vào đơn tố cáo việc vi phạm bản quyền một số hình ảnh trong cuốn sách “Chim Việt Nam” của ông Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến và ông Đặng Ngọc Sâm Thương. Quyết định cũng nêu rõ, PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn chịu trách nhiệm thu hồi, bàn giao sách cho NXB ĐHQGHN theo thông báo số 221/TB-NXB ngày 26/5/2017. Trước đó, cuốn sách “Chim Việt Nam” đã được ra mắt vào tháng 5/2017, với 1.200 trang, tổng hợp về tất cả các loài chim sinh sống ở Việt Nam. Cuốn sách là công trình nghiên cứu khoa học công phu do cố GS Võ Quý (1929 – 2016) và người cộng sự trẻ là PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn thực hiện, được NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành. Cuốn sách được đánh giá là cuốn “Bách khoa toàn thư về chim”, giúp người đọc hiểu hơn về thế giới kỳ diệu của các loài chim nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong cuốn sách có 906 loài chim hiện biết ở Việt Nam đã được mô tả chi tiết cùng với ảnh màu minh họa. Nhiều thông tin về các vùng sinh thái, các vùng chim đặc hữu, các vùng chim quan trọng, các loài chim mới phát hiện cho khoa học ở Việt Nam cũng được giới thiệu. Tuy nhiên ngay sau khi ra mắt, cuốn sách đã vấp phải phản ứng dữ dội từ nhiều nhiếp ảnh gia về vấn đề vi phạm bản quyền. Cụ thể, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Đặng Ngọc Sâm Thương khi thấy ảnh của mình “bỗng dưng” xuất hiện trong quyển sách mà không hiểu lý do, người biên soạn sách đã không chú thích tên, không xin phép. Trước phản ứng của các tác giả ảnh, đồng tác giả Nguyễn Lân Hùng Sơn thừa nhận “Với áp lực thời gian phải hoàn thành cuốn sách, chỉ công việc sưu tập, định loại bên cạnh ảnh của hơn 100 loài đã có sẵn cũng mất khá nhiều thời gian…Cũng phải nói thêm rằng, các ảnh chia sẻ trên internet không phải lúc nào cũng có nguồn rõ ràng, và việc liên hệ được với tác giả ảnh cũng cần nhiều thời gian. Nhưng dù mục đích gì, về nguyên tắc phải chú dẫn nguồn ảnh cụ thể. Đây là sai sót chúng tôi phải rút kinh nghiệm”, đồng thời nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi về việc “cầm nhầm” kể trên. Tiếc rằng, chỉ vì việc không tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ khi trích dẫn in những hình ảnh chim lấy trên mạng và những ứng xử thiếu cẩn trọng sau đó của PGS, TS Nguyễn Lân Hùng Sơn mà cuốn sách dẫn đến bị thu hồi, tiêu hủy. Nhiều ý kiến tiếc rẻ sự công phu và chi phí thực hiện cuốn sách, đưa ra những thắc mắc rằng tại sao không thể điều đình về chuyện bản quyền. Nhưng việc này đã quá muộn! Trong bối cảnh như vậy, một quyết định cần thiết, xử lý nghiêm của NXB Đại học quốc gia Hà Nội, là đáng hoan nghênh.
Hàng năm, các nhiếp ảnh gia cũng liên tục “than” ảnh mình bị đưa vào sách, banner quảng cáo, ảnh minh họa các cuộc thi, hay chiến lược kinh doanh du lịch, bất động sản… Nhiều người nổi tiếng cũng gặp tình trạng tương tự khi hình ảnh của họ xuất hiện tại các biển hiệu quảng cáo lớn nhỏ của website chuyên về làm đẹp, kinh doanh mỹ phẩm, quần áo, hay ở các… cửa hiệu cắt tóc gội đầu ven đường. Đó là chưa kể đến vô vàn các sự kiện, chương trình lớn nhỏ lạm dụng việc tải ảnh từ internet, nhưng vì quá nhỏ nên tác giả không buồn lên tiếng. Số những người lên tiếng chỉ là số nhỏ so với con số vi phạm thực sự. “Xài chùa” ảnh từ internet cũng đã gây ra không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” không chỉ liên quan đến chuyện bản quyền.
Hiện nay Việt Nam đang hội nhập quốc tế như gia nhập WTO và TPP thì mọi thứ phải tuân thủ luật chơi và công bằng. Việc vi phạm bản quyền sẽ phải xử phạt theo luật quốc tế cũng như sẽ gây ra những hệ lụy khác. Bảo vệ bản quyền tác giả một ý kiến cho rằng: “Không tuân thủ Luật bản quyền thì không bao giờ phát triển được, ai còn dám bỏ tiền bạc, mồ hôi công sức ra làm, như nghiên cứu khoa học chẳng hạn?”., Một ý kiến khác đề xuất với Bộ Giáo dục – đào tạo bổ sung môn sở hữu trí tuệ vào chương trình trung học phổ thông. “Chúng ta đã hội nhập quốc tế, thể diện quốc gia là trên hết”
Thủ thuật lọc tìm ảnh một cách hợp pháp , không vi phạm bản quyền từ google-image :
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, khi mà Internet trở nên thân quen và dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống thì mong muốn bộc lộ suy nghĩ, thích kết nối và chia sẻ thông tin, hình ảnh lên mạng xã hội như Facebook, Zalo… ngày càng trở thành thói quen của mọi người. Dưới đây, TGS Law xin chia sẻ một số thủ thuật lọc tìm ảnh một cách hợp pháp , không vi phạm bản quyền từ google-image:
Thực trạng vi phạm bản quyền ở nước ta xảy ra như cơm bữa, những câu chuyện vi phạm bản quyền ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng. Và hậu quả của nó đôi khi phức tạp và rất khó xử lý, không hề đơn giản như “một cú nhấp chuột”.
Trong giới mỹ thuật, vừa xảy ra câu chuyện một sinh viên mỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh đã chép gần như nguyên xi một bức tranh khắc gỗ từng đoạt giải tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2015 sang sơn mài và đạt giải thưởng cao của Hội Mỹ thuật thành phố. Sau đó hội đồng chấm giải Trại sáng tác của Hội Mỹ thuật thành phố đã rút giải thưởng và 5 triệu đồng tiền tài trợ nhưng vấn đề còn gây xôn xao dư luận trong thời gian dài.
Mới đây, lại thêm vụ cuốn sách “Chim Việt Nam” vừa bị Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định thu hồi và tiêu hủy toàn bộ. Cụ thể, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản (NXB) ĐHQGHN Phạm Thị Trâm đã ký quyết định số 293, trong đó nêu rõ những căn cứ pháp lý để thu hồi cuốn sách “Chim việt Nam” của hai tác giả GS Võ Quý – PGS. TS Nguyễn Lân Hùng Sơn, dựa trên Luật Xuất bản, Nghị định 195/2013 cùng biên bản làm việc giữa tác giả cuốn sách với NXB ĐHQGHN. Quyết định này được ban hành căn cứ vào đơn tố cáo việc vi phạm bản quyền một số hình ảnh trong cuốn sách “Chim Việt Nam” của ông Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến và ông Đặng Ngọc Sâm Thương. Quyết định cũng nêu rõ, PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn chịu trách nhiệm thu hồi, bàn giao sách cho NXB ĐHQGHN theo thông báo số 221/TB-NXB ngày 26/5/2017. Trước đó, cuốn sách “Chim Việt Nam” đã được ra mắt vào tháng 5/2017, với 1.200 trang, tổng hợp về tất cả các loài chim sinh sống ở Việt Nam. Cuốn sách là công trình nghiên cứu khoa học công phu do cố GS Võ Quý (1929 – 2016) và người cộng sự trẻ là PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn thực hiện, được NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành. Cuốn sách được đánh giá là cuốn “Bách khoa toàn thư về chim”, giúp người đọc hiểu hơn về thế giới kỳ diệu của các loài chim nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong cuốn sách có 906 loài chim hiện biết ở Việt Nam đã được mô tả chi tiết cùng với ảnh màu minh họa. Nhiều thông tin về các vùng sinh thái, các vùng chim đặc hữu, các vùng chim quan trọng, các loài chim mới phát hiện cho khoa học ở Việt Nam cũng được giới thiệu. Tuy nhiên ngay sau khi ra mắt, cuốn sách đã vấp phải phản ứng dữ dội từ nhiều nhiếp ảnh gia về vấn đề vi phạm bản quyền. Cụ thể, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Đặng Ngọc Sâm Thương khi thấy ảnh của mình “bỗng dưng” xuất hiện trong quyển sách mà không hiểu lý do, người biên soạn sách đã không chú thích tên, không xin phép.
Trước phản ứng của các tác giả ảnh, đồng tác giả Nguyễn Lân Hùng Sơn thừa nhận “Với áp lực thời gian phải hoàn thành cuốn sách, chỉ công việc sưu tập, định loại bên cạnh ảnh của hơn 100 loài đã có sẵn cũng mất khá nhiều thời gian…Cũng phải nói thêm rằng, các ảnh chia sẻ trên internet không phải lúc nào cũng có nguồn rõ ràng, và việc liên hệ được với tác giả ảnh cũng cần nhiều thời gian. Nhưng dù mục đích gì, về nguyên tắc phải chú dẫn nguồn ảnh cụ thể. Đây là sai sót chúng tôi phải rút kinh nghiệm”, đồng thời nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi về việc “cầm nhầm” kể trên. Tiếc rằng, chỉ vì việc không tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ khi trích dẫn in những hình ảnh chim lấy trên mạng và những ứng xử thiếu cẩn trọng sau đó của PGS, TS Nguyễn Lân Hùng Sơn mà cuốn sách dẫn đến bị thu hồi, tiêu hủy. Nhiều ý kiến tiếc rẻ sự công phu và chi phí thực hiện cuốn sách, đưa ra những thắc mắc rằng tại sao không thể điều đình về chuyện bản quyền. Nhưng việc này đã quá muộn! Trong bối cảnh như vậy, một quyết định cần thiết, xử lý nghiêm của NXB Đại học quốc gia Hà Nội, là đáng hoan nghênh.
Hàng năm, các nhiếp ảnh gia cũng liên tục “than” ảnh mình bị đưa vào sách, banner quảng cáo, ảnh minh họa các cuộc thi, hay chiến lược kinh doanh du lịch, bất động sản… Nhiều người nổi tiếng cũng gặp tình trạng tương tự khi hình ảnh của họ xuất hiện tại các biển hiệu quảng cáo lớn nhỏ của website chuyên về làm đẹp, kinh doanh mỹ phẩm, quần áo, hay ở các… cửa hiệu cắt tóc gội đầu ven đường. Đó là chưa kể đến vô vàn các sự kiện, chương trình lớn nhỏ lạm dụng việc tải ảnh từ internet, nhưng vì quá nhỏ nên tác giả không buồn lên tiếng. Số những người lên tiếng chỉ là số nhỏ so với con số vi phạm thực sự. “Xài chùa” ảnh từ internet cũng đã gây ra không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” không chỉ liên quan đến chuyện bản quyền.
Hiện nay Việt Nam đang hội nhập quốc tế như gia nhập WTO và TPP thì mọi thứ phải tuân thủ luật chơi và công bằng. Việc vi phạm bản quyền sẽ phải xử phạt theo luật quốc tế cũng như sẽ gây ra những hệ lụy khác. Bảo vệ bản quyền tác giả một ý kiến cho rằng: “Không tuân thủ Luật bản quyền thì không bao giờ phát triển được, ai còn dám bỏ tiền bạc, mồ hôi công sức ra làm, như nghiên cứu khoa học chẳng hạn?”., Một ý kiến khác đề xuất với Bộ Giáo dục – đào tạo bổ sung môn sở hữu trí tuệ vào chương trình trung học phổ thông. “Chúng ta đã hội nhập quốc tế, thể diện quốc gia là trên hết”
Thủ thuật lọc tìm ảnh một cách hợp pháp , không vi phạm bản quyền từ google-image :
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, khi mà Internet trở nên thân quen và dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống thì mong muốn bộc lộ suy nghĩ, thích kết nối và chia sẻ thông tin, hình ảnh lên mạng xã hội như Facebook, Zalo… ngày càng trở thành thói quen của mọi người. Dưới đây, TGS LAWFIRM xin chia sẻ một số thủ thuật lọc tìm ảnh một cách hợp pháp , không vi phạm bản quyền từ google-image:
Vào Google -> mục hình ảnh -> chọn vào mục Quyền sử dụng sẽ đưa ra 5 mục:
- Không được lọc theo giấy phép – tất cả ảnh
- Được gắn nhãn để sử dụng lại có điều chỉnh – được dùng và chỉnh sửa
- Được gắn nhãn để sử dụng lại – được dùng không chỉnh sửa
- Được gắn nhãn để sử dụng lại cho mục đích phi thương mại có điều chỉnh – không nên dùng
- Được gắn nhãn để sử dụng lại cho mục đích phi thương mại – không nên dùng.
Sau khi lựa chọn phép lọc theo mong muốn của bạn, trang kết quả tìm kiếm sẽ được làm mới và chỉ hiện kết quả bao gồm các hình ảnh theo yêu cầu của phép lọc. Những hình ảnh xuất hiện đầu tiên là những hình ảnh có Giấy phép Creative Commons hoặc Giấy phép Tài liệu tự do, hoặc là những hình ảnh trên các tên miền công cộng. Phép lọc “được gắn nhãn để sử dụng lại” cho phép người dùng sử dụng các hình ảnh vào mục đích phi thương mại dưới danh nghĩa có giấy phép. Phép lọc “được gắn nhãn để sử dụng lại cho mục đích thương mại” cho phép người dùng sử dụng hình ảnh về mặt thương mại. Phép lọc “sử dụng lại có điều chỉnh” cho phép người dùng có thể chỉnh sửa hình ảnh. Để không vi phạm bản quyền, chúng ta thường chọn mục 2 hoặc 3.
Thường thì các ảnh được gắn nhãn để sử dụng lại sẽ không lung linh được như các ảnh chưa lọc. Nên sẽ luôn có đấu tranh tư tưởng và bạn chỉ cần suy nghĩ đến cái ngày nhận được giấy triệu tập của tòa. Một phần nữa là tôn trọng quyền tác giả, có như vậy thì sau này sản phẩm của bạn mới được tôn trọng.
- Không được lọc theo giấy phép – tất cả ảnh
- Được gắn nhãn để sử dụng lại có điều chỉnh – được dùng và chỉnh sửa
- Được gắn nhãn để sử dụng lại – được dùng không chỉnh sửa
- Được gắn nhãn để sử dụng lại cho mục đích phi thương mại có điều chỉnh – không nên dùng
- Được gắn nhãn để sử dụng lại cho mục đích phi thương mại – không nên dùng.
Sau khi lựa chọn phép lọc theo mong muốn của bạn, trang kết quả tìm kiếm sẽ được làm mới và chỉ hiện kết quả bao gồm các hình ảnh theo yêu cầu của phép lọc. Những hình ảnh xuất hiện đầu tiên là những hình ảnh có Giấy phép Creative Commons hoặc Giấy phép Tài liệu tự do, hoặc là những hình ảnh trên các tên miền công cộng. Phép lọc “được gắn nhãn để sử dụng lại” cho phép người dùng sử dụng các hình ảnh vào mục đích phi thương mại dưới danh nghĩa có giấy phép. Phép lọc “được gắn nhãn để sử dụng lại cho mục đích thương mại” cho phép người dùng sử dụng hình ảnh về mặt thương mại. Phép lọc “sử dụng lại có điều chỉnh” cho phép người dùng có thể chỉnh sửa hình ảnh. Để không vi phạm bản quyền, chúng ta thường chọn mục 2 hoặc 3.
Thường thì các ảnh được gắn nhãn để sử dụng lại sẽ không lung linh được như các ảnh chưa lọc. Nên sẽ luôn có đấu tranh tư tưởng và bạn chỉ cần suy nghĩ đến cái ngày nhận được giấy triệu tập của tòa. Một phần nữa là tôn trọng quyền tác giả, có như vậy thì sau này sản phẩm của bạn mới được tôn trọng.
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!