Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm văn học
Nhà văn Vũ Văn Mạnh – tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “ Anh mãi chờ em ” , đã cho phép một nhà làm phim sản xuất một bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết của ông. Sau khi bộ phim được phát hành, nhà văn Vũ Văn Mạnh nhận ra rằng nhà làm phim đã thay đổi nhiều tình tiết quan trọng trong câu chuyện và thêm vào những phần mới làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của tác giả. Bên cạnh đó, hãng phim đã đặt tên bộ phim thành “ Nơi này có anh” và sử dụng một tên mới cho bộ phim, khác với tên của cuốn tiểu thuyết. Nhà văn Vũ Văn Mạnh muốn kiện hãng phim đã xâm phạm quyền tác giả ?
- Căn cứ pháp lý để nhà văn Vũ Văn Mạnh kiện nhà làm phim?
- Bộ phim của nhà làm phim có được bảo hộ không?
- Quy trình để Nhà văn Vũ Văn Mạnh kiện nhà làm phim?
Ý kiến của luật sư :
Khi đứa con tinh thần của mình được “lọt vào mắt xanh” và chuyển thể lên phim ảnh là một điều hạnh phúc lớn lao đối với các nhà văn. Có thể nói điện ảnh vừa mang nợ đối với tác phẩm văn học, vừa có công làm tác phẩm văn học trở lên tỏa sáng ,lôi cuốn, hấp dẫn lạ kì. Tuy nhiên, cũng từ đó mà kéo theo rất nhiều hành vi vi phạm đến quyền tác giả giữa nhà văn và các nhà làm phim.Ví dụ như tình huống trên :
Căn cứ pháp lý để nhà văn Vũ Văn Mạnh kiện nhà làm phim ?
– Theo điểm a Khoản 1 Điều 14 tác phẩm văn học, cụ thể ở đây là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Vũ Văn Mạnh thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
– Theo điều 18,19,20 Luật sở hữu trí tuệ quyền tác giả đối với tác phẩm bảo gồm quyền nhân thân và quyền tài sản , trong đó :
“ Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”
Như vậy:
– Hành vi nêu trên tình huống “nhà làm phim đã thay đổi nhiều tình tiết quan trọng trong câu chuyện và thêm vào những phần mới làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của tác giả” đã xâm phạm quyền nhân thân của tác giả – nhà văn Vũ Văn Mạnh. Cụ thể là xâm phạm đến quyền được “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” ( Khoản 4, Điều 19)
– Như trên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 tác giả có quyền “đặt tên cho tác phẩm”. Đồng thời, Căn cứ Khoản 2 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ có quy định như sau: “Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm”. Như vậy, Hành vi “ hãng phim đã đặt tên bộ phim thành “ Nơi này có anh” và sử dụng một tên mới cho bộ phim, khác với tên của cuốn tiểu thuyết” vi phạm quyền nhân thân của tác giả, cụ thể ở đây là “ quyền đặt tên cho tác phẩm”.
Bộ phim của nhà làm phim có được bảo hộ không?
Theo Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ : “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”. Như vậy, việc “Nhà văn Vũ Văn Mạnh đã cho phép một nhà làm phim sản xuất một bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết của ông” là cho phép nhà làm phim làm tác phẩm phái sinh dựa trên cuốn tiểu thuyết của ông. Theo Khoản 2 Điều 14 “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.” Như vậy, bộ phim kia sẽ không được bảo hộ quyền tác giả.
Quy trình để Nhà văn Vũ Văn Mạnh kiện nhà làm phim?
Quy trình xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích hành vi sử dụng của bên xâm phạm bản quyền đối với bản quyền của mình để đánh giá có hay khôn có hành vi xâm phạm bản quyền tác giả
Bước 2: Gửi thư khuyến cáo tới bên xâm phạm quyền tác giả của chủ sở hữu, yêu cầu bên đang xâm phạm chấm dứt ngày lập tức hành vi xâm phạm
Lưu ý: Việc gửi thư khuyến cáo không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả nhưng rất cần để nhắc nhở bên xâm phạm việc họ đang vi phạm bản quyền tác giả của chủ sở hữu.
Bước 3: Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả tơi cơ quan chức năng
Trong trường hợp, bên vi phạm không tự động chấm dứt việc xâm phạm bản quyền tác giả sau khi đã nhận được thư cảnh báo, chủ sở hữu có thể tiến hành nộp đơn tới cơ quan chức năng để yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành biện pháp cần thiết xử lý hành vi xâm phạm bản quyền của bên vi phạm.
Để thực hiện tốt nhất quyền tác giả thì bản thân các chủ thể quyền khi phát hiện các hành vi xâm phạm hãy chủ động yêu cầu các bên vi phạm chấm dứt, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại theo chế tài bồi thường thiệt hại. Theo Nghị định số 131/2013/ NĐ-CP mức tiền phạt tối đa với cá nhân có thể lên đến 250 triệu đồng và với tổ chức là 500 triệu. Quyền phạt tiền cũng được áp dụng khi sử dụng tác phẩm không nêu rõ tên tác giả, xâm phạm quyền bảo vệ toàn vẹn của tác phẩm, tự ý sửa chữa, cắt xén xuyên tạc tác phẩm.
Các tác giả có thể gửi đơn khiếu nại đến những đơn vị có trách nhiệm như: Trung tâm Quyền tác giả văn học (VLCC), cao hơn nữa là Cục Bản quyền tác giả…
Đương nhiên những mức phạt chỉ được thực thi dựa trên một cơ sở pháp lý, cụ thể là dựa trên hợp đồng được ký kết giữa hai bên. Nếu không có sự hiểu biết về Luật Sở hữu trí tuệ, các tác giả có thể nhờ cậy đến một bên trung gian là các văn phòng, các địa chỉ luật sư có uy tín để nhờ hỗ trợ, Công ty Luật Newvision Law rất hân hạnh là địa chỉ mà khách hàng có thể tin cậy.
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!