1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Cấu trúc xây dựng thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích

I: CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009;
Nghị định 119/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về SHTT.
Nghị định 122/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư 05/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/07/2010 và Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/07/2011;
II: ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
Hiện nay, bên cạnh khái niệm “giải pháp hữu ích”, Luật Sở hữu trí tuệ còn đề cập tới một khái niệm khác là “sáng chế”. Về bản chất, Giải pháp hữu ích cũng chính là một sáng chế nhưng ở một trình độ thấp hơn và điều kiện yêu cầu bảo hộ cũng đơn giản hơn.
Một sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đó không phải là hiểu biết thông thường và phải đảm bảo tính mới cũng như khả năng áp dụng công nghiệp
– Tính mới của sáng chế được thể hiện ở việc chưa được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoăc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Tuy nhiên một sáng chế không bị mất tính mới nếu đã được công bố trong thời hạn 6 tháng trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế thuộc các trường hợp: công bố không được phép của người có quyền đăng ký; người có quyền đăng ký sáng chế công bố bằng báo cáo khoa học hoặc sáng chế được trưng bày tại triển lãm chính thức.
– Khả năng áp dụng công nghiệp: sáng chế phải mang lại những lợi ích thực tiễn thông qua việc có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt hoặc có thể áp dụng lặp đi lặp lại và thu được kết quả ổn định (các kết quả phải giống nhau và giống với kết quả nêu trong bản mô tả sáng chế).
– Pháp luật không bắt buộc một Giải pháp hữu ích phải có trình độ sáng tạo. Tức là một giải pháp hữu ích không cần thiết phải là một bước tiến sáng tạo mà chỉ cần chứa đựng một sự cải tiến được tạo ra dựa trên sự suy luận của người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo điều kiện đó không phải là hiểu biết thông thường.
III : THỦ TỤC CẦN THIẾT ĐỂ BẢO HỘ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
1. Cách thức thực hiện
– Đơn đăng ký được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ: Cục Sở hữu trí tuệ Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
– Tổ chức,cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp,thay mặt mình làm và nộp đơn.
– Tổ chức,cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp,không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
– Lệ phí đăng ký có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cục Sở hữu công nghiệp. (Tài khoản: 920.01.005 Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân  HN).
 2. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Bao gồm các tài liệu sau:
+ Tờ khai yêu cầu cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
+ Bản mô tả giải pháp hữu ích;
+ Yêu cầu bảo hộ;
+ Bản vẽ, sơ đồ,bản tính toán… (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả GPHI;
+ Bản tóm tắt GPHI;
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, gồm một (1) bản;
+ Giấy uỷ quyền (nếu cần),gồm một (1) bản;
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;
+ Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố,gồm một (1) bản.
+ Bản tiếng Việt của bản mô tả GPHI, Yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt GPHI, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga;
+ Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
IV: THỜI HẠN ĐĂNG KÝ, CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ
1: Thời hạn đăng ký
Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích sẽ trải qua 2 giai đoạn xét nghiệm sau:
Giai đoạn xét nghiệm hình thức
+ Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với Giải pháp hữu ích đều phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
+ Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
+ Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.
Giai đoạn xét nghiệm nội dung
+ Việc xét nghiệm nội dung chỉ được tiến hành khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung của người nộp đơn hoặc của người thứ ba với điều kiện Yêu cầu xét nghiệm nội dung được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 36 tháng tính từ ngày ưu tiên của Đơn giải pháp hữu ích. Quá thời hạn trên, nếu không có Yêu cầu xét nghiệm nội dung, thì Đơn coi như không nộp. Người yêu cầu xét nghiệm nội dung phải nộp lệ phí theo quy định.
2. Các khoản phí, lệ phí nộp đơn
Để đăng ký giải pháp hữu ích,người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:
–  Lệ phí nộp đơn (cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ)
+ Tài liệu dạng giấy: 180.000 đồng
+ Tài liệu điện tử (chứa toàn bộ nội dung tài liệu đơn): 150.000 đồng
+ Nếu Bản mô tả sáng chế có trên 5 trang, từ trang thứ sáu trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang 12.000 đồng
+ Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng
+ Nếu đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 60.000 đồng/hình vẽ.
Lệ phí thẩm định nội dung (nếu yêu cầu thẩm định nội dung):
+ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 120.000 đồng/1 điểm độc lập
+ Lệ phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng/đối tượng.
Phí/ lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
+ Phí/ lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng/ 1 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ,
+ Phí/ lệ phí đăng bạ, từ điểm thứ hai nộp thêm: 100.000 đồng/ điểm độc lập,
+ Lệ phí công bố Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng
+ Nếu đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 60.000 đồng/hình vẽ,
+ Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích:

Mọi chi tiết Xin vui lòng liên hệ Hãng Luật Newvision Law để được tư vấn miễn phí!

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web