Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam
Để được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam, nhãn hiệu, thương hiệu phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nhãn hiệu, thương hiệu p đăng ký phải có tính chất phân biệt, không được tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của một chủ thể đã đăng ký nhãn hiệu trước đó. Nhãn hiệu không được là những yếu tố loại trừ như là hình quốc kỳ, quốc ca, là những yếu tố dễ nhận biết, phổ biến như chữ số, chữ cái, những hình ảnh đơnn giản, hiển nhiên, những từ ngữ mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ.
Khi chủ thể đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chủ thể có quyền độc quyền gắn nhãn hiệu, thương hiệu trên sản phẩm và dịch vụ của mình, có quyền cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, có quyền ngăn chặn bất kỳ bên thứ 3 nào có hành vi vi phạm.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký nhãn hiệu, trước khi đăng ký, chủ sở hữu nên nhờ sự trợ giúp của các tổ chức sở hữu trí tuệ tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Kết quả tra cứu sẽ có trong 7 ngày làm việc và tài liệu cần cung cấp là mẫu nhãn hiệu, hàng hóa dịch vụ người dùng cần đăng ký.
Khi đã nhận được kết quả tra cứu, nếu kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ thể nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức để có ngày ưu tiên nộp đơn sớm nhất.
I. Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; mẫu nhãn hiệu dự định bảo hộ; Giấy ủy quyền (nếu hồ sơ nộp thông qua đại diện); Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Hồ sơ đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp hồ sơ và Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt. Cục sở hữu trí tuệ xử lý hồ sơ đăng kí theo trình tự sau đây
– Tiếp nhận hồ sơ.
– Thẩm định hình thức hồ sơ.
– Công bố hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 1 tháng.
– Thẩm định nội dung hồ sơ (trong thời hạn 6 tháng).
– Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
– Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
3. Nhưng trên thực tế hiện nay, các đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hiếm khi được trả lời trong thời hạn nêu trên do Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên bị quá tải về số lượng đơn xin đăng ký. Theo kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi, tổng số thời gian mà các đơn xin đăng ký thường được trả lời là 12-14 tháng. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về thủ tục và hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong nước tại của Cục Sở hữu trí tuệ.
II. Tài liệu đăng ký gồm:
– Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu)
– Sản phẩm và dịch vụ cần đăng ký (liệt kê).
– Giấy ủy quyền cho tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ.
III. Thời hạn thẩm định đơn
Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ nhận đơn đăng ký và đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn. Sau đó, nhãn hiệu sẽ được thẩm định qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn thẩm định hình thức: Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, thẩm định về hình thức đơn như bản mô tả đơn, nhóm sản phẩm và dịch vụ đã phân chính xác theo thỏa ước Nice chưa? Nếu đơn đáp ứng, Cục SHTT sẽ cấp Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và đơn sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).
Giai đoạn thẩm định nội dung: Trong vòng 9 tháng kể từ ngày công bố đơn, thẩm định xem nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ không, có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên thứ 3 đã đăng ký trước đó hay không? Nếu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sẽ được đăng công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).
Về thời hạn thẩm định, theo quy định của Luật là 1 năm, tuy nhiên, thời gian có thể bị kéo dài do nhiều lý do như nhãn hiệu bị từ chối do phân nhóm chưa chính xác, do chậm chễ của các thẩm định viên…
Nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trước 6 tháng đến ngày hết hạn, chủ sở hữu phải tiến hành gia hạn để duy trì hiệu lực.
Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không sử dụng, nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 yêu cầu hủy bỏ hiệu lực với lý do nhãn hiệu không được sử dụng trong 5 năm liên tiếp.
THƯƠNG HIỆU – YẾU TỐ LÀM NÊN NÉT VĂN HÓA RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!