1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Những khó khăn khi đăng ký nhãn hiệu, logo tại Việt Nam

Nhãn hiệu, logo để được cấp Văn bằng bảo hộ thì cần trải qua các thủ tục tương đối phức tạp và diễn ra trong thời gian dài, chính vì vậy sẽ có những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo. Vậy những khó khăn đó là gì thì bài viết này Luật sư NewvisionLaw sẽ nêu cụ thể.

Khó khăn trong việc tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

Việc tra cứu nhãn hiệu chưa triệt để do kiến thức chuyên môn không có vì vậy rất nhiều quý khách hàng thường gặp phải, tra cứu sơ xài dẫn đến việc đánh giá thiếu chính xác và kết quả là nhãn hiệu trùng lặp và không được Cục xét duyệt và từ chối.

Việc này vô tình gây mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị lại, chi phí bị phát sinh tốn kém. Chính vì vậy trước khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu thì chủ đơn cần lưu ý và tra cứu thật kĩ, còn để đảm bảo chính xác nếu chúng ta không có chuyên môn, kinh nghiệm thì nên nhờ các đơn vị luật hỗ trợ tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Luật NewvisionLaw là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, trên 12+ năm kinh nghiệm vì vậy quý khách hoàn toàn có thể an tâm khi ủy quyền cho chúng tôi tra cứu và làm thủ tục bảo hộ cho nhãn hiệu, logo của mình

Khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký cần đầy đủ và cần người có kinh nghiệm hoặc am hiểu để có thể khai đơn chính xác như việc phân loại danh mục/sản phẩm cần bảo hộ hay làm tờ khai đăng ký (Đây là một trong những yếu tố cần thiết để cơ quan chức năng dựa vào để quyết định cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ),…

Hồ sơ chuẩn bị gồm các tài liệu sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu;

– Danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu;

– 01 Giấy ủy quyền (trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền đăng ký);

– Các chứng từ nộp phí đăng ký (nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp vào tài khoản của Cục SHTT);

–  Một số giấy tờ khác theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ.

Khó khăn trong việc phản hồi ý kiến đối với quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ

Chủ đơn cần phải có ý kiến phản hồi khi nhận được thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong trường hợp đơn không sai hay thiếu sót gì đê phản bác lại ý kiến của Cục SHTT.

Trường hợp không đồng ý với quyết định của Cục SHTT, chủ đơn có thể gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu không có kiến thức chuyên môn thì khi thực hiện việc này rất khó khăn và mất thời gian mà không giải quyết được vấn đề gì.

Trên đây là một số khó khăn khi đăng ký nhãn hiệu, ngoài ra trong quá trình đăng ký thì còn rất nhiều những khó khăn khác. Vì vậy chúng tôi khuyên quý khách nếu không có kiến thức chuyên môn thì không nên tự mình thực hiện mà hãy ủy quyền cho các đơn vị Luật thực hiện đăng ký để nhãn hiệu đảm bảo được cấp Văn bằng bảo hộ trong thời gian sớm nhất.

Luật NewvisionLaw là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ, nếu cần tư vấn liên hệ tới hotline: 024.6682.8986 để được Luật sư hỗ trợ và giải đáp.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web