Các lỗi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu hay mắc phải
Đăng ký nhãn hiệu mang đến cho doanh nghiệp sự độc quyền sử dụng và khai thác đối với nhãn hiệu. Điều này sẽ ngăn chặn người khác tiếp thị các sản phẩm trùng hoặc tương tự dưới một nhãn hiệu hoặc trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn. Doanh nghiệp có thể chuyển giao quyền sử dụng hoặc nhượng quyền thương mại nhãn hiệu được bảo hộ cho doanh nghiệp khác, qua đó tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp. Đôi khi, một nhãn hiệu được bảo hộ có uy tín với người tiêu dùng cũng có thể được sử dụng để huy động vốn từ các tổ chức tài chính
Nên việc đăng ký nhãn hiệu là việc cần thiết với các doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp đăng ký một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát mà lại không tìm hiểu rõ những điều cần nên làm để có thể sở hữu được một nhãn hiệu giá trị và không bị các doanh nghiệp khác “nẫng tay trên”.
Và không phải chủ sở hữu nhãn hiệu nào cũng nắm rõ các thủ tục để đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình một cách thuận lợi, chính xác. Thực tế cho thấy còn nhiều lỗi mà các chủ sở hữu mắc phải khi tiến hành đăng ký bảo hộ. Các lỗi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu đó như:
1. Thực hiện “Quy trình ngược”
Thông thường 1 hàng hóa, dịch vụ trước khi được tung ra thị trường, giới thiệu đến người tiêu dùng thì đều được khảo sát về khả năng bảo hộ nhãn hiệu của nó. Nhưng một điều khá ngược đời thì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện theo quy trình ngược, đó là:
SẢN XUẤT HÀNH HÓA (THỰC HIỆN DỊCH VỤ) → ĐƯA SẢN PHẨM MANG NHÃN HIỆU TỪ ĐẶT RA THỊ TRƯỜNG → ĐƯỢC NGƯỜI TIÊU DÙNG CHẤP NHẬN + CÓ CHỖ ĐỨNG → KHẢO SÁT, ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Thậm chí có nhiều cá nhân, tổ chức còn để đến mức độ khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu mới đi giải quyết. Điều này gây ra các hậu quả:
+ Làm mất uy tín doanh nghiệp với khách hàng, đối tác trong kinh doanh
+ Tốn kém thời gian, tổn thất chi phí
+ Ảnh hưởng lớn đến lợi ích và hoạt động của doanh nghiệp
+ Khả năng còn có thể mất đi nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã xây dựng và phát triển bấy lâu.
Đây là một trong những lỗi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu mà rất nhiều các doanh nghiệp, cá nhân hay mắc phải. Nó là lỗi điển hình và sai lầm trong suy nghĩ của cá nhân, tổ chức có sản phẩm trên thị trường
2. Sử dụng tên sản phẩm/dịch vụ để làm nhãn hiệu
Lỗi này cũng khá phổ biến và xảy ra nhiều
Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là các dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.
Trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
3. Nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại
Đây là cái nhầm nguy hiểm mà nhiều doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn, bởi:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp,
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Hầu hết các doanh nghiệp hay mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu. Không tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu dẫn đến những tranh chấp nhãn hiệu không đáng có tốn nhiều chi phí. Đây cũng là một trong những lỗi thương xuyên gặp phải khi đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp chính vì thế mọi người cần chú ý điều này.
4. Nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ và đã được nộp đơn trước
Khá nhiều trường hợp mắc phải lỗi này, với việc doanh nghiệp không khảo sát trước mà tự động thiết kế theo yêu cầu của mình thường xuyên dẫn đến việc trùng với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ. Đều này có thể gây ra tranh chấp hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp nếu như có kiện tụng xảy ra
Để có thể nhận biết được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu doanh nghiệp mình, bạn nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu bảo hộ tại cơ sở dữ liệu của cục sở hữu trí tuệ. Bạn tham khảo cách hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đã đăng tin tại: https://tgslaw.vn/cach-tra-cuu-nhan-hieu.html
#Các lỗi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!