1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Vụ việc xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu “Bảo Xuân”

Vụ việc xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu “Bảo Xuân”-  Hai nhãn hiệu tương tự nhưng khác nhóm sản phẩm có được đăng ký không?.

1. Tóm tắt vụ việc

Từ năm 2010, Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân (Lô A18/D7 Khu đô thị mới Cầu Giấy – Dịch Vọng- Cầu Giấy – Hà Nội) phân phối sản phẩm Bảo Xuân dưới dạng thực phẩm chức năng phục vụ cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Công ty cũng đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của sản phẩm này và đã được cục SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chấp thuận cấp giấy chứng nhận số 172843 theo QĐ số 37785/QĐ-SHTT ngày 3/10/2011.

Tuy nhiên, năm 2012 một địa chỉ khác là cơ sở Ngân Anh (Ấp Đông Thuận- Đông Thạnh- Châu Thành- Hậu Giang) lại tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm cũng làm đẹp cho phụ nữ như Ích Nhân, nhưng lại rất “lười” suy nghĩ cho việc đặt tên cho sản phẩm của mình bèn lấy luôn nhãn hiệu “Bảo Xinh” của công ty Ích Nhân dập lên bao bì sản phẩm.

Ngày 22/1/2016, Viện Khoa học SHTT đã có kết luận giám định số NH018-16YC/KLGĐ, với nội dung: “Dấu hiệu “Bảo Xinh và hình” trình bày trên bao gói sản phẩm kem dưỡng trắng da ngăn ngừa mụn của Cơ sở Ngân Anh, là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Bảo Xuân và hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 172843 của Công ty Ích Nhân”.

Ngày 27/7/2011, cơ sở Ngân Anh đăng ký nhãn hiệu Bảo Xuân tại Cục SHTT. Sau nhiều lần kiểm tra, xác minh, ngày 26/5/2015, Cục SHTT đã ra quyết định số 11692/QĐ-SHTT từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số đơn 4-2011-15391 của cơ sở Ngân Anh. Trong quyết định từ chối cục SHTT nêu rõ căn cứ và lý do từ chối:

bao xuan

Vụ việc xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu “Bảo Xuân”

Do không đăng ký được nhãn hiệu Bảo Xuân cho sản phẩm của mình, cơ sở Ngân Anh khởi kiện cục SHTT.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 22/9/2015, đại diện Cục SHTT vẫn giữ nguyên quan điểm tại Quyết định số 11692/QĐ-SHTT, song tòa sơ thẩm Hậu Giang lại cho rằng Sản phẩm Bảo Xuân của công ty Ích Nhân thuộc danh mục thực phẩm chức năng do cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế quản lý; còn sản phẩm Bảo Xuân của cơ sở Ngân Anh do Phòng quản lý mỹ phẩm sở Y tế quản lý… nên hai sản phẩm nằm ở hai danh mục khác nhau không thể xâm phạm nhãn hiệu của nhau. Cuối cùng tòa Hậu Giang xử cho cơ sở Ngân Anh thắng kiện. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu Giang kháng nghị toàn bộ bản án, đề nghị tòa phúc thẩm bác yêu cầu khởi kiện của cơ sở Ngân Anh.

>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ xử lý xâm phạm nhãn hiệu

2. Một số ý kiến bình luận

Nhãn hiệu Bảo Xuân và Bảo Xinh trên thị trường

Vụ việc này sau đó đã được Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Hậu Giang kháng cáo đề nghị TAND tối cao xét xử lại. Từ góc độ sở hữu trí tuệ có thể thấy, vấn đề nổi bật cần xác định ở đây đó là việc nhãn hiệu “ Bảo Xinh” của công ty Ngân Anh có yếu tố xâm phạm đến nhãn hiệu Bảo Xuân của công ty Ích Nhân được đăng ký trước đó hay không?. Và phán quyết của Tòa Án nhân dân tỉn Hậu Giang đưa ra có đúng hay không?.

Theo Luật sở hữu trí tuệ điều 74 khoản 2 mục e và g có quy định như sau:

e, Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

g) Luật sở hữu trí tuệ: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.

Trong trường hợp này có thể thấy, nhãn hiệu Bảo Xinh và hình bông hoa được đăng ký của công ty Ngân Anh về sau có dấu hiệu khiến người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu “ Bảo Xuân và hình” của công ty Ích Nhân đã được đăng ký trước đó. Theo quy định của Luật SHTT thì nhãn hiệu này sẽ không được đăng ký bảo hộ và quyết định của Cục SHTT từ chối đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu “ Bảo Xinh và hình” là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, sau khi công ty Ngân Anh không đồng ý và khởi kiện ra tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang thì tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang lại phán quyết công ty Ngân Anh là đúng và bác quyết định của Cục SHTT. Lập luận được tòa đưa ra đó là hai nhãn hiệu này thuộc hai ( 02) nhóm khác nhau của danh mục sản phẩm gồm: Sản phẩm Bảo Xuân của công ty Ích Nhân thuộc danh mục thực phẩm chức năng do cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế quản lý; còn sản phẩm Bảo Xuân của cơ sở Ngân Anh do Phòng quản lý mỹ phẩm sở Y tế quản lý.

Câu hỏi đặt ra là lập luận này của TAND tỉnh Hậu Giang có đúng hay không?. Và hai nhãn hiệu nằm ở hai danh mục sản phẩm khác nhau thì có thể đăng ký nhãn hiệu được hay không?.

Dưới góc độ luật sư hoạt động trong lĩnh vực SHTT có thể thấy, việc Tòa án Hậu Giang dựa trên việc phân loại vào hai (02) nhóm  khác nhau của danh mục sản phẩm để cho rằng sản phẩm của Công ty Ích Nhân và Cơ sở Ngân Anh là khác nhau là nhận định phiến diện bởi vì việc phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu theo Bảng phân loại quốc tế về sản phẩm và dịch vụ là để sắp xếp thông tin nhãn hiệu phục vụ cho mục đích đăng ký, tra cứu và quản lý nhãn hiệu, việc phân loại này  hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng phân biệt, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Hơn thế nữa, về bản chất hai nhãn hiệu “ Bảo Xuân “ và “ Bảo Xinh” đều là các sản phẩm hỗ trợ làm đẹp và có cung các kênh phân phối sản phẩm là siêu thị, nhà thuốc. Nên rất dễ gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu đối với người tiêu dùng hoàn toàn là có thẻ xảy ra. Bởi trước đó, nhãn hiệu “ Bảo Xuân” trước đó đã được đăng ký và thừa nhận rộng rãi.

Tóm lại, trong trường hợp kể trên, rõ ràng phán quyết của TA Hậu Giang là không có cơ sở và căn cứ chính xác. bởi vậy sau đó, khi VKSND tỉnh Hậu Giang kháng nghị và kháng cáo của Cục SHTT thì TAND tối cao đã xem xét và hủy bỏ bản án sơ thẩm trước đó của TAND Hậu Giang đồng thời công nhận quyết định của Cục SHTT là đúng pháp luật.

Từ vụ việc trên có thể thấy, để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và của cả các nước khác trên thế giới đều ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu trùng nhau cho sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc có liên quan với nhau, thí dụ trong lĩnh vực hàng không, châu Âu có hãng máy bay Airbus thì sẽ không có một hãng sản xuất động cơ nào được lấy tên Airbus đặt cho động cơ cho dù máy bay và động cơ là hai sản phẩm khác nhau được phân vào hai nhóm sản phẩm khác nhau. Tương tự, đã có thương hiệu TRƯỜNG SINH cho sản phẩm sữa (sữa đặc có đường) thì sẽ không có sữa đậu nành TRƯỜNG SINH do một hãng khác sản xuất cho dù sữa và sữa đậu nành nằm trong hai nhóm phân loại sản phẩm khác nhau

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web