Bảo vệ và khai thác nhãn hiệu đã đăng ký
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận(văn bằng bảo hộ) đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở đó xác lập quyền và lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký.
Chủ sở hữu có quyền gì đối với nhãn hiệu đã được đăng ký:
– Trường hợp được chấp nhận đăng ký, nhãn hiệu được ghi nhận và đăng bạ vào Sổ Đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, người nộp đơn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu.
– Người nộp đơn là chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có các quyền sau :
+ Độc quyền khai thác nhãn hiệu: được phép sử dụng nhãn hiệu, chuyển giao quyền sử dụng, nhượng quyền thương mại hoặc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu;
+ Chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc cho kế thừa, thừa kế nhãn hiệu, nhãn hiệu cho người khác
– Việc sử dụng nhãn hiệu có thể được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
+ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Khai thác và bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký
Chủ sở hữu phải làm gì để bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký?
– Để bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký của mình, chủ sở hữu có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm (ví dụ, công nghệ chống làm hàng giả mạo nhãn hiệu) và cần có biện pháp theo dõi để phát hiện và ngăn chặn tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu đã đăng ký của mình.
– Trong trường hợp nhãn hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
– Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý hành vi xâm phạm như buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Chủ sở hữu có nghĩa vụ cung cấp thông tin, chứng cứ để có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài về hành vi xâm phạm quyền cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm, hết thời hạn này có thể được gia hạn nhãn hiệu liên tiếp 10 năm 1 lần(nộp đơn yêu cầu gia hạn 06 tháng trước khi hết hạn), không giới hạn số lần.
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu chấm dứt tồn tại mà không có người kế thừa hợp pháp hoặc không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong 5 năm liên tục.
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp cho người không có quyền đăng ký nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, liên hệ ngay với Luật Newvision law để chúng tôi đại diện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, Luật sư của chúng tôi sẽ trực tiếp nhận văn bằng bảo hộ và gửi cho quý khách hàng.
XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
- Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!