1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Gia nhập TPP, Việt Nam kỳ vọng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP – Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), có rất nhiều vấn đề nóng hổi được dư luận quan tâm , đặc biệt là việc Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào để có thể đáp ứng được những điều kiện đã cam kết khi tiến hành đàm phán gia nhập TPP.

 Một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhất đó là vấn đề về sở hữu trí tuệ và cụ thể là vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Có thể nói, nhãn hiệu là một trong những tài sản trí tuệ quna trọng của doanh nghiệp, nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Một trong những thách thức về sở hữu trí tuệ đầu tiên đặt ra đối với Việt Nam đó là việc xây dựng cơ chế bảo hộ “ nhãn hiệu âm thanh”

Gia nhập TPP, Việt Nam kỳ vọng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
Gia nhập TPP, Việt Nam kỳ vọng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Việt Nam là quốc gia thứ 12 tham gia vào TPP và đây là cơ hội giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Theo nhiều chuyên gia đánh giá việc tham gia vào TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam như: cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, cơ hội tiếp cận thị trường lớn, và đặc biệt giúp kinh tế Việt Nam phân bổ nguồn lực hiệu quá hơn trong việc tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam vì các tiêu chuẩn liên quan đến những điều khoản về Sở hữu trí tuệ và rộng hơn là đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Không giống như điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, như TPP quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu không chỉ dừng lại ở “nhãn hiệu truyền thống” – là những nhãn hiệu nhìn thấy được như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,… mà còn mở rộng ra đó là quyền bảo hộ nhãn hiệu mùi hương và bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.

Gia nhập TPP, Việt Nam kỳ vọng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
Gia nhập TPP, Việt Nam kỳ vọng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Từ cuối những năm 90, tại Hoa Kỳ, đăng ký nhãn hiệu âm thanh phải đảm bảo yếu tố duy nhất hoặc đặc biệt, nhãn hiệu âm thanh tức là ta có thể phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua âm thanh thay vì hình ảnh, người nghe có thể gọi tên nhãn hiệu âm thanh ấy ở lần nghe tiếp theo. Nếu hội đủ các yếu tố ấy, thì sản phẩm âm thanh có thể được bảo hộ.

Theo đó, quy định không được bảo hộ nhãn hiệu âm thanh những âm thanh sau:

  • Một âm thanh trực tiếp mô tả các tính năng, người tiêu dùng mục tiêu hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ được chỉ định (ví dụ: những âm thanh của piano chơi cho mặt hàng các nhạc cụ âm nhạc hoặc các âm thanh của trẻ em cười cho mặt hàng sữa bột cho trẻ sơ sinh);
  • Giai điệu đơn giản và bình thường;
  • Phần hoàn chỉnh hoặc một đoạn dài của âm nhạc hoặc bài hát;
  • Khẩu hiệu thường được thể hiện bằng một giọng bình thường của con người;
  • Âm thanh hoặc đoạn âm nhạc thường được sử dụng trong ngành công nghiệp.

Trong trường hợp này vì không thỏa mãn điều kiện bảo hộ, tuy nhiên kết hợp với các yếu tố đặc trưng khác hoặc kết hợp với nhau một cách độc đáo sẽ được xem xét.

Khó khăn của nhãn hiệu đó là khả năng trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã đăng ký trước đó vì với nhãn hiệu truyền thông thì cơ quan nhà nước có thể so sánh, còn nhãn hiệu âm thanh thì phụ thuộc vào thính giác nên sẽ có nhiều tranh cãi.

Vì Hoa Kỳ và Việt Nam đều là một trong những thanh viên của TPP, chính vì thế Pháp luật Hoa Kỳ có thể là hình mẫu để Việt Nam dựa theo và xây dựng pháp lý về nhãn hiệu âm thanh. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh, Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế và khoa học phát triển nên nhiều chuyên gia đã nêu ra rằng: việc xây dựng hệ thống pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu âm thành mới nãy cần phải phù hợp với điều kiện tình hình đất nước, và điều này không dễ dàng vì chúng ta chưa có kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng trong việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh phải được thi thi hết sức nghiêm túc và được đội ngũ giám định viên phải luôn tự nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu đổi mới theo những gì Việt Nam đã ký với TPP.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web