1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu mới được sử dụng nhãn hiệu không?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc đối vơi cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu chỉ là một quyền của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu của mình và không phải là quy định bắt buộc.

Thực vậy, nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu, quý khách hàng vẫn có thể thiết kế và sử dụng nhãn hiệu hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, có một số nội dung cần lưu ý:

− Thứ nhất: không giống như quyền tác giả đối với các loại tác phẩm được liệt kê trong Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ (tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, tác phẩm viết…) được mặc nhiên bảo hộ quyền tác giả kể từ ngày tác phẩm được hoàn thành thì quyền về quyền sở hữu công nghiệp thì lại khác (có bao gồm nhãn hiệu). Cơ sở để xác lập và phát sinh quyền được bảo hộ đối với nhãn hiệu là chủ nhãn hiệu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT (trừ trường hợp đối với tên thương mại). Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu theo quy định tại các Điều 72, 73, 74, 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và được Cục SHTT cấp  văn bằng bảo hộ, thì cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu hoàn toàn được xác lập toàn bộ quyền bảo hộ của mình đối với nhãn hiệu. Bao gồm: quyền sử dụng, quảng cáo, in ấn nhãn hiệu lên các sản phẩm, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho cá nhân/tổ chức khác…. Nếu phát hiện ra bất kỳ hành vi xâm phạm nào về nhãn hiệu, thương hiệu, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ngay lập tức được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia giải quyết và xử phạt.

− Thứ hai: Việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết đối với việc để chủ nhãn hiệu xem xét hàng hoá/dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không. Bởi trên thực tế có những trường hợp có các nhãn hiệu đã được cá nhân/tổ chức tiến hành đăng ký tại Cục SHTT nhưng không được các chủ đơn này quảng cáo, sử dụng rộng rãi, nên các chủ thể kinh doanh khác không thể biết được nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hay chưa. Việc không rõ ràng này dẫn đến sự vi phạm về pháp luật sở hữu trí tuệ của các bên sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do vậy, đã xảy ra những trường hợp chủ thể kinh doanh rõ ràng không biết, không muốn vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về SHTT do sử dụng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với các sản phẩm do bên khác cung cấp.

Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lúc này sẽ được coi như là một bước để các chủ thể kinh doanh biết rằng, nhãn hiệu của mình có thực sự được coi là “độc quyền” hay không, có trùng lặp với nhãn hiệu của người khác hay không để tránh những sự việc đáng tiếc như: mất rất nhiều chi phí quảng cáo thương hiệu và sử dụng lên sản phẩm… thì cuối cùng các sản phẩm này lại bị thu hồi, thương hiệu biến mất….

Với vai trò là đơn vị tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho rất nhiều khách hàng tại Việt Nam, chúng tôi đề nghị khách hàng nên tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu bới các lý do sau:

– Đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng sử dụng hợp pháp nhãn hiệu của mình trên cơ sở độc quyền sử dụng nhãn hiệu đăng ký cho nhóm sản phảm, dịch vụ mà nhãn hiệu đăng ký độc quyền.

– Đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bên thứ ba bằng các biện pháp tư pháp như dân sự, hành chính, hình sự.

– Đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình một cách dài hạn. Do đó, sẽ tạo được uy tín với khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

– Đăng ký nhãn hiệu còn cho phép khách hàng cho bên khác sử dụng nhãn hiệu của mình và có thể thu phí sử dụng từ việc cho phép sử dụng

Với các vấn đề nêu trên, chúng tôi đánh giá việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết và chủ sở hữu nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Việc không đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho khách hàng trong quá trình sử dụng:

Ví dụ: Công ty A có nhãn hiệu ABC được gắn lên sản phẩm bánh kẹo, Công ty A không đăng ký nhãn hiệu nhưng vẫn lưu hành sản phẩm trên thị trường và sản phẩm đang bán rất nhiều, Công ty B cũng kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm bánh kẹo và biết rằng nhãn hiệu Công ty A chưa được đăng ký nên đã lấy nhãn hiệu ABC của Công ty A đi đăng ký và sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, Công ty B quay lại yêu cầu Công ty A chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu ABC bởi nhãn hiệu này đã thuộc về Công ty B. Khi đó, thiệt hại mang lại cho Công ty A là rất lớn.

Với cơ chế thị trường phát triển như hiện nay, cùng với hoạt động xuất nhập khẩu các loại sản phẩm diễn ra vô cùng phổ biến thì lượng hàng hoá với các thương hiệu xuất hiện ngày càng đa dạng và mở rộng hơn. Do đó, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu lại là điều cần thiết hơn nữa để bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Qúy khách hàng có điều gì thắc mắc liên hệ Hotline 02466828986 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ chi tiết

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web