1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Vụ việc xâm phạm thương hiệu Hảo Hảo

Hiện nay, việc xâm phạm thương hiệu diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam, mới đây nổi trội nhất là việc công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã gửi đơn đề nghị cơ quan chức năng xử lý việc bị công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia foods) “nhái” bao bì, xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu mì Hảo Hảo.

Theo đó, năm 2003 công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Hảo Hảo tôm chua cay, hình” còn công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu cũng được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu “Hảo Hạng tôm chua cay, hình” vào năm 2009.

Để giúp độc giả hiểu rõ, chi tiết hơn về vụ việc xâm phạm tính thương hiệu độc quyền này; Dưới đây, là một số nhận định, ý kiến theo khía cạnh pháp lý về sở hữu trí tuệ của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Đại diện cho Công ty TNHH NewVision Law) sẽ có thêm nhận định cho quý độc giả hiểu rõ hơn về vụ việc này.

Ảnh minh họa

Thứ nhất: Hành vi của công ty Asia Foods. Theo chúng tôi nhãn hiệu Hảo Hạng,hình của Asia foods xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu với nhãn hiệu Hảo Hảo, hình của Acecook Việt Nam.

Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ thì: “Nhãn hiệu là dấu hiệu (thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ảnh ba chiều dùng hoặc kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc) để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập và bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu”.

“Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”.

Xét về tổng thể, cách trình bày kiểu chữ “Hảo Hạng, tôm chua cay”, đặc biệt là dấu hiệu hình tô mì và sợi mì, hình các con tôm, hình nửa quả chanh cùng các loại rau thơm, hành cùng với tổ hợp màu sắc, đặc biệt màu sắc chủ đạo của bao gói mì là màu đỏ cùng với màu hồng, xanh nước biển, xanh nước biển đậm, xanh nước biển nhạt, xanh lá cây, vàng, vàng nâu, tím, trắng, đen” tạo thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, hình” được bảo hộ theo GCN ĐKNHHH số 62360.

Như vậy, trong trường hợp này nhãn hiệu Hảo Hạng được coi nhái và xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Hảo Hảo và phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Thứ hai:Về hướng xử lý và hậu quả pháp lý của hành vi hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên mà phía Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia foods) có thể bị xử lý như sau:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 199 Luật SHTT thì:“Tổ chức,cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức,cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất,mức độ xâm phạm,có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự,hành chính hoặc hình sự.”

Biện pháp hành chính: Các Cơ quan quản lý Hành chính có thẩm quyền ra quyết định xử phạt nếu kết luận là có vi phạm.

Biện pháp dân sự: Đại diện của Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu tòa án (Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ).

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Biện pháp hình sự:  Trong trường hợp hành vi của chủ sở hữu hàng nhái nhãn hiệu Hảo Hảo,  thỏa mãn Điều 171 Bộ Luật Hình sự thì chủ sở hữu nhãn hiệu Hảo Hảo,  có thể áp dụng biện pháp hình sự.

Thứ ba: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Theo Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định số 97/2010/NĐ-CP thì những Cơ quan sau có thể thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm là:

+ Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ KHCN, Thanh tra Sở KHCN);

+ Cảnh sát kinh tế;

+ Quản lý thị trường;

+ Ủy ban nhân dân (từ cấp huyện).

Như vậy, với hành vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty Aisa Foods phải chịu hậu quả pháp lý, mức phạt áp dụng là rất lớn. Mức phạt có thể lên đến 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) và có thể kèm theo các biện pháp: Thu hồi số tiền thu lợi bất hợp pháp, Tiêu huỷ yếu tố vi phạm, hàng hoá giả mạo, đưa vào lưu thông phi thương mại (mục đích nhân đạo….).

Thứ tư: Vậy tại sao Cổ phần thực phẩm Á Châu lại được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Hảo Hạng tôm chua cay, hình” vào năm 2009.

Đối chứng các mẫu nhãn hiệu, mẫu bao bì mì Hảo hạng hiện nay công ty Cổ phần Á Châu đưa ra thị trường khác với mẫu mà đã đăng ký. Trong mẫu đăng ký này, hình hai con tôm không nằm nổi lên giữa tô mì mà chỉ chiếm diện tích một góc tô mì. Màu chính của nhãn đăng ký là đỏ, vàng cam khác hoàn toàn với mẫu hiện nay trên thị trường. Do việc việc thay đổi nhãn hiệu Hảo hạng của công ty CP Á Âu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo, đã vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Qua vụ việc trên, chúng tôi muốn khuyến nghị tới các doanh nghiệp cần chú ý khi doanh nghiệp đã đăng ký một nhãn hiệu tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là Cơ quan Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học & Công Nghệ Việt Nam) thì nên sử dụng đúng như việc đăng ký. Mặc dù hiện nay không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải dùng đúng  mẫu nhãn hiệu đã đăng ký. Doanh nghiệp cũng được quyền tùy chỉnh nhưng chỉ nên chỉnh những yếu tố không cơ bản, những chi tiết nhỏ mà thôi phần chủ đạo nên giữ nguyên. Nếu doanh nghiệp thay đổi màu sắc chính, bố cục chính… thì có thể sẽ vi phạm nhãn hiệu khác.

Như vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu ngày nay là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo cho doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường. Muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời ngăn chặn mọi tình trạng xâm phạm bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp phải kịp thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Mọi chi tiết Xin vui lòng liên hệ Hãng Luật Newvision Law để được tư vấn miễn phí!

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web