1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Trường hợp xâm phạm bản quyền tác giả

Sinh viên Nguyễn Thị Thanh được nghiên cứu chung đề tài nghiên cứu khoa học A cùng với Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân. Đề tài này do nhà trường B đầu tư tài chính, cơ sở vật chất và giao nhiệm vụ cho thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân chủ nhiệm đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, Nguyễn Thị Thanh được phân công nhiệm vụ thu thập kết quả và viết hoàn chỉnh bài báo nghiên cứu khoa học theo hướng dẫn đề tài, bố cục, nội dung của Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân. Trong quá trình thu thập kết quả Nguyễn Thị Thanh đã nhờ bạn là Nguyễn Thị Hiền hỗ trợ ghi chép. Sau khi bài báo được hoàn thành, sinh viên Nguyễn Thị Thanh đã tự ý gửi bài báo cho một tạp chí khoa học chuyên ngành để công bố. Hỏi:

  1. Xác định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và chủ thể quyền tác giả đối với bài báo nghiên cứu khoa học nói trên.
  2. Trong tình huống trên có hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Vì sao?

viphambanquyentg

Ý kiến luật sư :

1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ thể quyền tác giả đối với bài báo nghiên cứu khoa học nói trên :

 

  • Tác giả : Khoản 1 Điều 8, Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định : “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.” Như vậy, cá nhân được coi là tác giả của tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật nếu tác phẩm là kết quả sáng tạo trực tiếp của cá nhân đó. Cho nên, “ người đề xuất ý kiến, làm công việc hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả” (Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP) . Theo tình huống trên “Nguyễn Thị Thanh được nghiên cứu chung đề tài nghiên cứu khoa học A cùng với Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân”,cả hai cùng trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm, do đó Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Thị Thanh là đồng tác giả của bài báo nghiên cứu khoa học A . Bạn của Nguyễn Thị Thanh là Nguyễn Thị Hiền chỉ là người hỗ trợ ghi chép nên không được coi là tác giả.

 

  • Chủ sở hữu quyền tác giả : Theo Khoản 1 Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “ Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, theo tình huống trên Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân ( chủ nhiệm đề tài ) và sinh viên Nguyễn Thị Thanh cùng được nhà trường B giao nhiệm vụ, đầu tư tài chính, cơ sở vật chất để viết bài báo nghiên cứu A. Do đó, nhà trường B là chủ sở hữu của bài báo nghiên cứu A.

 

  • Chủ thể quyền tác giả : Chủ thể của quyền tác giả là tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Như vậy, theo tình huống pháp lý trên cả tác giả là thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Thị Thanh và chủ sở hữu quyền tác giả là nhà trường B đều là chủ thể quyền tác giả của bài báo nghiên cứu khoa học A.

2. Trong tình huống trên có hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Vì sao?

 

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.Như vậy, cả tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đều có quyền tác giả. Cũng theo quy định tại điều 18,19, 20 : “Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản”. Trong đó theo khoản 3 Điều 19 “Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” thuộc quyền nhân thân của quyền tác giả, tức là quyền công bố tác phẩm thuộc quyền của tác giả và cả chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, Khoản 4 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ: “Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó”. Như vậy, khi tác phẩm là của đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả thì phải có sự cho phép của các đồng tác giả và chủ sở hữu.Do đó , việc “Sau khi bài báo được hoàn thành, sinh viên Nguyễn Thị Thanh đã tự ý gửi bài báo cho một tạp chí khoa học chuyên ngành để công bố” mà không thông qua sự cho phép của thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân và nhà trường B là xâm phạm quyền tác giả.

 

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web