1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Toàn cảnh vụ tranh chấp thương hiệu Phở Hùng tại Việt Nam

 Trong nền kinh tế hội nhập, việc xây dựng một thương hiệu mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Tuy nhiên bên cạnh đó, mặc dù doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu nhưng những doanh nghiệp khác vẫn còn lăm le và lợi dụng vào sự uy tín đó để kiếm lợi nhuận riêng cho riêng mình.

Tiêu biểu như vụ tranh chấp thương hiệu Phở Hùng tại TP Hồ Chí Minh. Thương hiệu Phở Hùng đã được Bà Trần Thị Tuyết Lan là chủ hộ đứng tên và nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” (nhóm 43) vào năm 2006, kèm theo logo hình vòng tròn, bên trong có cô gái đội nón lá, hướng về phía tô phở bốc khói. Trước đó tại Mỹ cũng có một cửa hàng tương tự như nhãn hiệu Phở Hùng do ông Tien Tony đứng tên.  Bà Lan và ông Tien Tony cùng quen biết nhau. Năm 2007, hai người cùng thành lập nên Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Phở Hùng (gọi tắt là Công ty Phở Hùng), trong đó ông Tien Tony góp 300 triệu, bà Lan góp 200 triệu đồng. Nhãn hiệu Phở Hùng do công ty sở hữu.

Nhiều thương hiệu phở Hùng xuất hiện tại TP HCM đã nổ ra tranh chấp
Nhiều thương hiệu phở Hùng xuất hiện tại TP HCM đã nổ ra tranh chấp

 

Năm 2010 bà Lan phát hiện ở đường Hai Bà Trưng có quán phở Hùng tương tự nhãn hiệu của mình, khi tìm hiểu và biết ông Tien Tony ký hợp đồng cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình mà không thông qua công ty. Sau khi kiện ra tòa hai bên đã thương lượng nhiều lần đến tháng 8/2013 hai bên hòa giải thành công. Sau đó ông Tien Tony nhượng lại phần vốn góp cho bà Lan và bà Lan trả cho ông 1 tỷ đồng. Bà Lan làm thủ tục đổi nội dung từ hai thành viên sở hữu còn một mình và là chủ sở hữu. Ông Tien Tony chỉ được quyền sử dụng nhãn hiệu Phở Hùng của mình do ông làm chủ tại Mỹ. Điều này được giải thích rằng, tại Việt Nam việc nộp đơn làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được cấp giấy chứng nhận được công nhận người chủ sở hữu có quyền đối với văn bằng bảo hộ đó. Khác với nguyên tắc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ thì nhãn hiệu nào sử dụng trước thì người đó có quyền sở hữu nhãn hiệu đó. Thêm vào đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ không có giá trị bảo hộ tự động đối với các nước khác, vì vậy khi cửa hàng mang thương hiệu Phở Hùng của ông Tien Tony tại Mỹ muốn được bảo hộ tại Việt Nam thì phải làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quán Phở Hùng mọc lên với cách trình bày khá giống nhau tại thành phố Hồ Chí Minh.Bà Lan đã gửi các văn bản nói trên đến các cửa hàng đó yêu cầu chấm dứt sử dụng nhãn hiệu tuy nhiên kết quả không thành. Tiếp đó Bà Lan đề nghị Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp. Mãi đến tháng 8/2014, một trong ba người đại diện cho ba quán phở trong số trên đến Sở Khoa học và Công nghệ giải trình và được Thanh tra Sở yêu cầu chấm dứt vi phạm. Đến tháng 9, ba quán phở trên có thông báo cho Sở biết đã đổi bảng hiệu. Thế nhưng bảng hiệu mới vẫn dùng “Phở Hùng” nên Thanh tra Sở có ý kiến xác định “là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã bảo hộ”.

Nhóm 43 được gọi chung là nhóm “dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống”. Tùy vào đăng ký của chủ nhãn hiệu mà sẽ được bảo hộ trong phạm vi đó. Ví dụ, đăng ký bảo hộ tên Hùng cho “quán ăn, nhà hàng, quán cà phê” thì cứ quán ăn, nhà hàng, cà phê nào mang tên Hùng cũng có thể bị xem là vi phạm. Công ty trên đăng ký nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” thì quán phở khác viết chữ Phở Hùng theo kiểu đứng, kiểu nằm, kiểu cách điệu hay kiểu gì đi nữa, miễn phát âm ra được là “Phở Hùng” thì bị xem là vi phạm. khi bị vi phạm về nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể giải quyết theo con đường hành chính, như cách Công ty Phở Hùng đang thực hiện. Nếu bên vi phạm cho là không có vi phạm, nhãn hiệu không tương tự… thì doanh nghiệp có thể trưng cầu giám định để làm chứng cứ hữu hiệu cho cơ quan quản lý ra quyết định xử phạt, cưỡng chế gỡ bảng. Nếu không dùng cách hành chính thì vẫn có thể kiện ra tòa. Trường hợp, nếu một quán phở đặt tên là Phở Hùng Vương thì không vi phạm, vì chữ Hùng Vương có nghĩa khác chữ Hùng. Nhưng nếu đặt Phở Hùng 1, Phở Hùng 2, Phở Hùng Mới, Phở Hùng Gốc, Phở Hùng chính hiệu, Phở Hùng Rạch Giá, Phở Hùng Hai Bà Trưng… thì những cụm từ sau mang ý nghĩa bổ sung cho chữ Hùng nên những tên như thế này vẫn bị xem là vi phạm.

Vì vậy những bên muốn mua quyền sử dụng nhãn hiệu là phải tra cứu nhãn hiệu xem chủ nhãn hiệu là ai, công ty nào. Hợp đồng phải do người đại diện pháp luật của công ty ký mới có giá trị hiệu lực. Đồng thời khi thỏa thuận mua quyền thì thanh toán tiền bằng cách chuyển tiền cho tài khoản của chính công ty đó chứ không chuyển cho cá nhân giám đốc, chủ tịch hội đồng… để đảm bảo hơn về mặt pháp luật. Các doanh nghiệp nên thành lập bộ phận chuyên trách về Sở hữu trí tuệ và tuyển dụng nhân sự có hiểu biết về vấn đề này; gắn với chiến lược phát triển tài sản trí tuệ cùng với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, xác lập quyền Sở hữu trí tuệ kịp thời; chủ động bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của mình và tôn trọng quyền Sở hữu trí tuệ của người khác.

Mọi chi tiết Xin vui lòng liên hệ Hãng Luật Newvision Law để được tư vấn miễn phí!

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web