1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Thương hiệu là gì?

Chúng ta phải hiểu thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp nhưng hiện nay có rất nhiều khái niệm “thương hiệu” được hiểu rất khác nhau ở mỗi nhà nghiên cứu và từ nhiều góc độ khác nhau.

thuong-hieu-la-gi

Từ “thương hiệu” (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr theo tiếng Nauy cổ có nghĩa là “đóng dấu sắt nung”. Xuất phát từ thời xa xưa, khi những chủ trại muốn phân biệt đàn cừu của mình với đàn cừu khác, họ đã dùng con dấu  đóng bằng sắt nung đỏ đóng lên từng con một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu của mình. Như thế, thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất.

Ngày nay, theo cách hiểu đơn giản thì “Thương” là buôn bán, “Hiệu” là dấu để  nhận biết và phân biệt. Như vậy  “Thương hiệu” là dấu hiệu đặc trưng của một doanh nghiệp được sử dụng để nhận biết một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường.

Theo trang hoanggia.com.vn thì: “ Thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người khi họ  nghĩ về  một công ty hoặc một sản phẩm”.

Khái niệm này tương đối đơn giản nhưng nó cũng bao quát được gần hết những yếu tố về thương hiệu. Mặc dù vậy nó lại không chi tiết được từng yếu tố.

Một thương hiệu được cấu tạo bởi hai phần:

 

giai-thich-ve-thuong-hieu

 

Phần  chữ: là những yếu tố có thể đọc đựơc, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm đựơc khác.

Phần biểu tượng: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác. Thương hiệu có thể là bất kỳ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng đựơc nhận biết dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Việc đầu tiên trong quá trình tạo thương hiệu là lựa chọn thiết kế cho sản phẩm hoặc dịch vụ  một tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân tích thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các yếu tố  khác như pháp luật, văn hoá, tín ngưỡng… Chúng ta có thể gọi các thành phần khác nhau đó của một thương hiệu là các yếu tố thương hiệu.

>>Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký thương hiệu năm 2021

Ngoài ra còn một vài quan điểm khác về thương hiệu như: Theo các tác giả của cuốn giáo trình Marketing du lịch: “Thương hiệu hàng hoá dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ của các cơ sở hàng hoá dịch vụ khác nhau. Dấu hiệu có thể là những từ ngữ, hình ảnh, sự kết hợp của các yếu tố được thể hiện bởi nhiều màu sắc”.

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ  ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hoặc  hoặc một nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”. Như vậy, thương hiệu xác nhận người bán hay người chế tạo. Thương hiệu cũng chính là lời cam kết của người bán đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm mang đặc trưng của công ty về đặc điểm, lợi ích và dịch vụ.

Tổ chức sở hữu trí tuệ  thế  giới (WIPO) “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ  chức”.

Do vậy, thương hiệu dùng để giúp khách hàng phân biệt được những hàng hóa hay dịch vụ của công ty với những sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.

Tìm hiểu thêm: Tại sao phải bảo hộ thương hiệu ?

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web