1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

“Thư đồng ý” về đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu, khả năng sẽ có nhiều trở ngại phát sinh chẳng hạn nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ do tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số nhãn hiệu đối chứng khác. Để khắc phục được trở ngại này, xin “thư đồng ý” từ chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng là một biện pháp hữu hiệu thường được lựa chọn.

Thư đồng ý (LC) là tài liệu dạng văn bản được ký bởi chủ của một nhãn hiệu có trước (nhãn hiệu đối chứng) đồng ý cho việc đăng ký và sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự được nộp đơn bởi người khác cho cùng sản phẩm/dịch hoặc sản phẩm/dịch vụ tương tự.

»Xem thêm: Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

sai-lam-nho-hau-qua-lon-khi-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu

Tại Việt Nam, sau khi người nộp đơn nộp “Thư đồng ý” cho Cục Sở hữu Trí tuệ, nếu nhãn hiệu xin đăng ký không trùng với nhãn hiệu đối chứng, trong hầu hết các trường hợp sẽ được Cục SHTT cấp Văn bằng bảo hộ.

Tại nhiều nước, “Thư đồng ý” cũng được người nộp đơn sử dụng trong quá trình xin đăng ký nhãn hiệu để khắc phục trở ngại bị tương tự với nhãn đối chứng như trên. Tuy nhiên, Cơ quan đăng ký hoàn toàn không bị ràng buộc vào “Thư đồng ý” này mà họ vẫn tiến hành xem xét, đánh giá một cách thận trọng để kết luận rằng liệu hai nhãn hiệu này có tương tự với nhau hay không.

Mẫu thư đồng ý về đăng ký nhãn hiệu:

THƯ ĐỒNG Ý

(V/v: Cho phép sử dụng nhãn hiệu)

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Địa chỉ : Số 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam

Chúng tôi là: ……………………………..

Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: …………..

Địa chỉ trụ sở : ……………………………..

Điện thoại: ……………………………..Fax:

Đại diện: Ông/bà ……………………………Chức danh: ………………………..

Hiện tại chúng tôi là chủ sở hữu của nhãn hiệu:“………………….” đã được đăng ký tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số ……… do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp ngày …/…./………. đối với nhóm sản phẩm:Nhóm ….  (Gửi kèm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).

Vừa qua, Chúng tôi nhận được đề nghị của Quý Công ty về việc cho phép sử dụng nhãn hiệu này tại Việt Nam.

Nay, bằng Văn bản này Chúng tôi đồng ý cho phép Quý Công ty được sử dụng nhãn hiệu “…………………”tại Việt Nam.Theo đó, Quý Công ty được phép: Gắn nhãn hiệu lên hàng hoá, dịch vụ, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá,  dịch vụ mang nhãn hiệu; sử dụng nhãn hiệu trong phần tên doanh nghiệp của Quý Công ty và các hoạt động khác (nếu có).

Chúng tôi cam kết sẽ không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu “………………….”của Quý Công ty.

Trân trọng./.

Nơi nhận:                                                                                               CÔNG TY ……………

– Như trên;                                                                                                  (Ký tên, đóng dấu)

– Lưu CT.

 

Thư đồng ý là một công cụ hữu hiệu cho quá trình thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên, việc yêu cầu cấp “ thư đồng ý” cũng có thể mang lại các rủi ro.

– Việc đề nghị cấp Thư đồng ý có thể làm bộc lộ nhãn hiệu cho chủ nhãn hiệu đối chứng có các biện pháp phòng vệ, ngoài ra yêu cầu cấp Thư đồng ý cũng tạo cơ hội cho chủ các nhãn hiệu đối chứng ra giá, nhiều lúc là rất cao so với giá trị thực của nhãn hiệu đó.

– Đối với chủ nhãn hiệu đối chứng, thì việc cấp Thư đồng ý cũng có thể làm yếu tính phân biệt của nhãn hiệu cũng như làm phương hại đến uy tín của nhãn hiệu đó. Điều này bên chủ nhãn hiệu đối chứng phải tính kỹ khi ký các Thư đồng ý.

»Quý Khách hàng có thể xem thêm nội dung về đăng ký nhãn hiệu:

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web