1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Tại sao phải bảo hộ thương hiệu? Pháp luật quy định về bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu.

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPIO): là môt dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.

Thương hiệu có thể là bất kỳ cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Nó có thể bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý.

tai-sao-phai-bao-ho-thuong-hieu-phap-luat-quy-dinh-ve-bao-ho-thuong-hieu-nhu-the-nao
Ảnh minh họa – Internet

Vậy tại sao phải bảo hộ thương hiệu? pháp luật quy định về bảo hộ thương hiệu như thế nào? Qua bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các lý do cần bảo hộ thương hiệu và những quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ thương hiệu.

Tại sao phải bảo hộ thương hiệu?

Thực tế cho thấy rằng có thương hiệu thì giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp được tăng lên đáng kể. Đồng thời với lợi ích kinh tế được tăng lên thì uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng lên, mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn khác.

Cùng với xu thế hội nhập, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng ngày càng quyết liệt hơn. Mang tính “sống còn” hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp bên cạnh việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, còn phải tạo cho khách hàng tâm lý được chăm sóc và đảm bảo thông qua giá trị thương hiệu. Vì thế, các doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu cho mình. Tuy nhiên, để xây dựng cho mình một thương hiệu nổi tiếng, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Thế nhưng trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp khi đã xây dựng được cho mình một thương hiệu lại không chú ý đến việc giữ vững thương hiệu đó.

Cụ thể như thương hiệu thuốc lá Vinataba bị các doanh nghiệp Indonesia đăng ký thương hiệu độc quyền trước Việt Nam tại 12 quốc gia trên thế giới, thương hiệu cà phê Trung Nguyên bị đăng ký thương hiệu trước ở Mỹ, tiếp đến là kẹo dừa bến tre tại Trung Quốc, bánh phồng tôm Sa Giang tại Châu Âu và mới đây nhất, tổng công ty dầu khí Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ bị “mất” thương hiệu tại Mỹ.

Một trong những nguyên nhân của những vấn đề trên là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa tự bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ ( Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện nay Việt Nam có khoảng 200.000 doanh nghiệp, nhưng chỉ khoảng 25% trong số các doanh nghiệp có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Như vậy, còn tới 75% doanh nghiệp vẫn chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu cho riêng mình khi đưa sản phẩm đến thị trường.

Trong khi đó, Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam chỉ ưu tiên cho người đăng ký trước. Như vậy, cách hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền lợi của mình các doanh nghiệp cần nhanh chóng đăng ký bảo hộ thương hiệu từ đó có cơ sở pháp lý bảo vệ hàng hóa khi bị làm nhái, làm giả hoặc thương hiệu bị đánh cắp.

Quy định của pháp luật về bảo hộ thương hiệu:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…. Được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các đối tượng đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Theo Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước tuân theo các quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản có liên quan. Theo đó, các chủ thể có nhãn hàng hóa, tên thương mại đáp ứng đày đủ các điều kiện quy định tại các Điều 72 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ đều có quyền nộp đơn xin bảo hộ quyền thương hiệu, để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền.

– Đơn đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

+ Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại Điều 105 và Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009;

+ Giấy ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện;

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiện, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực ừ ngày cấp đến hết ngày mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Còn tên thương mại được bảo hộ cho đến khi chủ thế đó chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Đối với chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho tổ chức, cá nhân đó hoặc có quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý đó.

Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Chủ thể có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ là cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký thương hiệu ra nước ngoài được thực hiện theo các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viện hoặc tham gia. Trong điều kiện bộ nhập thì việc bảo hộ thương hiệu không chỉ đặt ra đối với thị trường trong nước, mà đó cũng là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với thị trường quốc tế. Nó là điều kiện tốt để để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam khi đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam, thương hiệu đó không đương nhiên được bảo hộ tại các quốc gia khác trừ trường hợp hiệu định song phương giữa các quốc gia có quy định khác.

Vì vậy, để thương hiệu của mình được bảo hộ ở các quốc gia khác hay bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới các chủ thể cũng cần phải tiến hành đăng ký bảo hộ theo quy định của các điều ước quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của thỏa ước Madrid (do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo thỏa ước này, chủ thương hiệu chỉ cần dùng 1 đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký theo hệ thống này khá đơn giản, tiện lợi và có chi phí rẻ hơn gấp 10 lần so với việc đăng ký trực tiêp ở từng nước. Tuy nhiên, đơn đăng ký này chỉ được thực hiện khi thượng hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Thời hạn đăng ký xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng 01 năm. Nếu các doanh nghiệp quan tâm đến các thị trường là thành viên của Thỏa ước thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này.

Mặt khác, từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid. Do đó, doanh ngiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu bảo hộ ở các nước đã là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư.

Với những nước không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid, khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước khác doanh nghiệp sẽ phải đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia đó. Thủ tục đăng ký được tiến hành tại cơ quan sở hữu công nghệp của các nước đó. Để nộp đơn và làm thủ tục đăng ký, doanh nghiệp có thể dử dụng đai diện hoặc chi nhánh tại quốc gia đó; hoặc sử dụng Công ty đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

Từ những phân tích trên có thể thấy thương hiệu không chỉ mang tính “sống còn” đối với mỗi doanh nghiệp mà nó còn là tài sản của quốc gia. Hiện nay, chính phủ có rất nhiều dự án hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ thương hiệu trên thị trường, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, các dự án của Chính phủ chỉ mang tính hỗ trợ. Để đảm bảo quyền lợi của mình, không còn cách nào khác doanh nghiệp phải chủ động bằng cách tiến hành đăng ký bảo hộ thương thiệu của mình.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bảo hộ thương hiệu mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc, hi vọng những thông tin này sẽ giúp quý khách hàng thấy được tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu và các quy định của pháp luật về bảo hộ thương hiệu.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900 8698 hoặc Hotline 02466828986 để được hỗ trợ

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web