1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Sống khỏe khi làm xe máy giá rẻ

Thời gian gần đây, tình trạng buôn bán xe máy nhái diễn ra khá ngang nhiên. Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay việc làm nhái, làm giả sản phẩm là điều không quá khó,vì lợi nhuận mà các đối tượng làm giả, làm nhái có thể bất chấp tất cả, sao chép thiết kế và tung sản phẩm xe máy “như in” xe thật ra thị trường.

Ngày 26/9, lần đầu tiên Liên hiệp Các nhà sản xuất xe máy châu Á (FAMI) tổ chức cuộc hội thảo quốc tế tại Việt Nam với chủ đề “Sở hữu trí tuệ và các vấn đề trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”. Thông tin tại hội thảo cho thấy trong giai đoạn 2012-2016, Thanh tra Bộ KH&CN đã tiến hành thanh tra, xử lý 146 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong cả nước, tổng số tiền phạt thu về ngân sách là gần 5,5 tỉ đồng.Trong số hàng ngàn vụ việc được các cơ quan chức năng xử lý mỗi năm, có không ít các vụ việc liên quan trực tiếp tới ngành công nghiệp xe máy. Đặc biệt nổi cộm nhất là các vụ giả mạo nhãn hiệu, sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, xâm phạm sáng chế… Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) dẫn chứng các dòng xe như Wave, Dream của Honda hay Best của Suzuki là đối tượng bị sao chép kiểu dáng với số lượng rất lớn. “Các hãng Honda, Suzuki… đã liên tục thay đổi kiểu dáng để đối phó lại tình trạng sao chép này. Nhưng cứ sau khi ra mắt kiểu dáng mới được một thời gian nhất định thì các mẫu xe Trung Quốc với kiểu dáng tương tự lại xuất hiện trên thị trường”. Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Nguyễn Trọng Tín thì cảnh báo về tình trạng làm giả phụ tùng xe máy với con số gần 10.000 phụ tùng giả các loại bị xử lý, phần lớn trong số này là nhập lậu. Theo ông Tín, phụ tùng xe giả với chất lượng kém đe dọa trực tiếp đến chất lượng chung của phương tiện và sự an toàn của người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, do nhu cầu về thay thế phụ tùng xe rất lớn nên các đối tượng nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phụ tùng giả luôn bất chấp mọi nguy cơ tiềm ẩn để thực hiện các hành vi vi phạm.

kdcn

Có cung ắt có cầu,theo thông tin truyền thông báo chí, ở Trung Quốc còn tồn tại “thiên đường” của những chiếc xe máy nhái – Chợ xe máy Yichuan. Đến thiên đường xe nhái này, như đi lạc vào một mê cung,bán đủ thứ trên trời dưới bể với đủ các loại xe nhái thương hiệu, sôi động tiếng kim loại,các bộ phận xe máy và phụ tùng. Thực tế trên thị trường hiện nay,sự hỗn loạn về hàng giả-hàng thật không chỉ với các dòng xe máy mà còn cả xe đạp điện, xe ô tô, xe mô tô… danh tiếng đều “được” những nhà sản xuất xe Trung Quốc sao chép theo đúng khuôn mẫu và chỉ khác mỗi cái tên.

Việt Nam là “ mảnh đất màu mỡ” để hoạt động xe giả, xe nhái được bày bán tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng thì ham giá rẻ, thậm chí có những ,người muốn kiếm xe có chất lượng, nhưng “mù mờ” giữa mê cung xe,dẫn đến tiền mất tật mang khi mua nhầm xe “fake”. Không chỉ thế, còn gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp sản xuất và phân phối các sản phẩm chính hãng chất lượng cao. Người ta thường nói “ chữa bệnh không bằng phòng bệnh”, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái giải pháp tốt nhất với người tiêu dùng vẫn là tìm đến đúng nhà phân phối các sản phẩm chính hãng để có được sản phẩm chất lượng tốt mà giá thành cũng như các chế độ hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Hiện nay cơ chế giám sát, xử lý vi phạm về xe máy giả, xe máy nhái còn nhiều bất cập, khó kiểm soát. Nhiều trường hợp đã xử lý vi phạm xong vẫn vi phạm. Chế tài xử lý vẫn chưa đủ răn đe, mức phạt vẫn chỉ là hạt cát xe với sa mạc lợi nhuận khi sản xuất, phân phối, buôn bán xe giả, xe nhái. Hiện có bốn nhóm biện pháp xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ là hành chính, dân sự, hình sự và biện pháp kiểm soát qua biên giới (hải quan). Trong đó có tới trên 98% các vi phạm được xử lý bằng các biện pháp hành chính. khoản 1 Điều 171 BLHS (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) quy định: “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm”. Tuy nhiên, hiện không có bất cứ hướng dẫn rõ ràng thế nào là “quy mô thương mại” nên rất khó đưa các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ra tòa xử lý hình sự. Mức xử phạt tối đa hiện nay chỉ là 500 triệu đồng được cho là quá thấp khiến bên vi phạm không sợ,cần phải thêm một hai số không nữa.

Để góp phần vào công tác chống sản xuất, phân phối, buôn bán xe giả, xe nhái các hãng xe sản xuất, phân phối, buôn bán xe máy phải đăng kí nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại để đảm bảo chủ sở hữu quyền đối với xe của mình,để người tiêu dùng yên tâm chọn mặt gửi vàng khi mua xe. Đồng thời , các hãng xe hãy vì quyền lợi của chính mình, cũng như người tiêu dùng, làm trong sạch thị trường xe máy, khi phát hiện vi phạm về sở hữu trí tuệ trong công nghiệp xe máy, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật TGS để cùng hợp tác đưa vi phạm ra ánh sáng.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web