1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Văn Học Nghệ Thuật

Quyền tác giả(QTG) là gì?

QTG có thể được tiếp cận từ hai góc độ như sau:  QTG là một bộ phận của quyền SHTT liên quan đến việc bảo hộ các sáng tạo trí tuệ, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tinh thần bao gồm cả quyền liên quan đến quyền tác giả (còn được gọi là quyền kề cận). Dưới góc độ này quyền tác giả là một quyền của cá nhân, tổ chức (bao gồm tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng) đối với sáng tạo trí tuệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật hay truyền thông đại chúng.

Hiểu theo nghĩa rộng: QTG là quyền của các cá nhân tổ chức đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu.(khoản 2 Điều 4 Luật SHTT).

hinh van hoc nghe thuat

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được pháp luật ghi nhận như thế nào?

Khoản 1 Điều 23 của Lut SHTT định nghĩa: “Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác”.Sau đó Khoản 2 Điều 23 luật SHTT quy định: “Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”.

Qua các quy định trên có thể thấy một số bất cập của Luật SHTT khi quy định về vấn đề này như sau:

Thứ nhất, với quy định tại Khoản 2 Điều 23 tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ như tác phẩm thuộc về công chúng như quy định tại điều 43 của Luật SHTT, có nghĩa là Luật SHTT chỉ bảo hộ quyền nhân thân chứ không bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Để sửa chữa những lỗi như vừa phân tích, Khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết: “Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật SHTT là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”“Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình”.Như vậy, thuật ngữ “sử dụng” trong Khoản 2 điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thựctác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đây thực chất là hành vi “phi thương mại”, nếu hành vi phi thương mại mà phải trả thù lao thì lại trái với quy định tại điều 25 của Luật SHTT.

Thứ hai, còn một số bất cập khi quy định về QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, như không thể biết chính xác ai là người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, chưa có quy định về mối quan hệ giữa tác giả của tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc là tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian với người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (nếu xác định được)…

Đề xuất hoàn thiện: Định nghĩa lại thuật ngữ “sử dụng” tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP theo hướng sử dụng với nghĩa là hành vi thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Nếu không định nghĩa lại thuật ngữ “sử dụng” tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì phải bỏ quy định tại Khoản 3 Điều 20 vì quy định như vậy là ngăn cản các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

luat-su-tuan-2-150x150

Hãy liên ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ – VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ:  Ngõ 6 – Phạm văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội .
  • Điện thoại: 04.6682.7986 / 6682.8986
  • Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn
  • Hotline: 0985 928 544 – Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web