1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm

Hùng, Nam, Hoàng chơi thân với nhau và lập thành một nhóm, họ đang nghiên cứu, mong muốn phát triển 1 phần mềm chạy trên PC và điện thoại di động và hiện đang trong thời gian thực hiện .Hỏi:

  1. Nhóm có được phép đăng ký bản quyền cho ý tưởng phần mềm của mình trước không?
  2. Nếu phần mềm hoàn thành họ có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức nào ?

Ý kiến tư vấn của luật sư :

 

1. Nhóm có được phép đăng ký bản quyền cho ý tưởng phần mềm của mình trước không?

 

– Nhìn từ góc độ pháp lý, tiến trình phát triển một phần mềm có thể được tạm phân thành 5 công đoạn chính sau đây:  Khởi phát ý tưởng về phần mềm, Thiết kế cấu trúc hệ thống, Thiết kế kiểu dữ liệu trừu tượng, Giải thuật và cấu trúc dữ liệu, Chương trình máy tính.

– Điểm m Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, và hợp nhất 2013 quy định Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm “ chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu”.

– Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:

“1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.”.

Như vậy, “phần mềm chạy trên PC và điện thoại di động” của nhóm là chương trình máy tính,sưu tập dữ liệu và thuộc một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

baoho3

Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009,và được hợp nhất 2013 quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.

Vậy có thể thấy, ý tưởng không thể là đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu bạn muốn bảo hộ ý , bạn phải thể hiện ý tưởng đó dưới một hình thức nhất định theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

 

2. Nếu phần mềm hoàn thành họ có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức nào?

 

Để có thể xúc tiến thương mại phần mềm, hàng loạt các tài liệu khác cần được thiết kế, biên soạn như: hướng dẫn cài đặt, sử dụng, sửa lỗi, nâng cấp, tương thích hóa…. và do đó, một phần mềm hoàn chỉnh có thể xem như được hợp thành bởi 4 thành tố: tài liệu thiết kế, chương trình máy tính, tài liệu hỗ trợ và sưu tập dữ liệu số đi kèm; trong đó, sưu tập dữ liệu số bao gồm các cơ sở dữ liệu và các tác phẩm số hoặc số hóa. Như vậy, các đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan chủ yếu đến một phần mềm là:

+ Sáng chế : Nếu có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp, có thể đăng ký để được cấp “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích” với thời hạn độc quyền là 10 năm; nếu thỏa mãn thêm điều kiện “có trình độ sáng tạo”, có thể đăng ký để được cấp “Bằng độc quyền sáng chế” với thời hạn độc quyền là 20 năm. Nhiều tập đoàn công nghiệp quốc tế đã xúc tiến việc đăng ký các sáng chế liên quan đến phần mềm của họ tại Việt Nam

+ Bí mật kinh doanh : Nếu phần mềm có được giá trị thương mại nhất định, các bí mật kinh doanh sẽ bộc lộ vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giao kết giữa người đầu tư phát triển phần mềm với tập thể tham gia thiết kế

+ Tác phẩm có bản quyền ( về chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu)

+ Nhãn hiệu : Nếu các đối tượng sở hữu trí tuệ này được doanh nghiệp hoặc nhà thiết kế chú ý xúc tiến các thủ tục hoặc hành vi xác lập quyền đúng theo luật định, chúng sẽ trở thành tập quyền sở hữu trí tuệ của phần mềm tương ứng. Ngoài ra, khi được đưa vào lưu thông như một thực thể hỗn hợp giữa hàng hóa (vật mang phần mềm) và dịch vụ (quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của nhà thiết kế), mỗi phần mềm đều được đặt một tên riêng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu.

Như vậy, nếu phần mềm hoàn thành nhóm có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng một tác phẩm, một sáng chế, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu hoặc nếu phần mềm đáp ứng được đủ các điều kiện để được bảo hộ dưới tất cả hình thức trên thì nhóm có thể đăng kí bảo hộ tập quyền sở hữu trí tuệ của phần mềm.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web