1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Quan điểm về vụ tranh chấp nhãn hiệu “ Sườn Cây”

1. Tóm tắt vụ việc tranh chấp nhãn hiệu “ Sườn Cây”

Đầu tháng 2/2016, Công ty Cổ phần Đầu tư Viên Ngọc Mới (Cty Viên Ngọc Mới) phát hiện Công ty CP Dịch Vụ Ăn Uống & Giải Trí Anh Em (số 97 đường Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp) sử dụng nhãn hiệu “Sườn Cây” trên bảng hiệu công ty khi chưa có sự đồng ý của Cty Viên Ngọc Mới. Công ty Viên Ngọc Mới đã 3 lần gửi công văn, thư khuyến cáo yêu cầu phía Công ty CP Dịch Vụ Ăn Uống & Giải Trí Anh Em phải chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Sườn Cây” trên biển hiệu. Tuy nhiên, Công ty CP Dịch Vụ Ăn Uống & Giải Trí Anh Em không phản hồi.

Cuối tháng 3/2016, Cty Viên Ngọc Mới đã đề nghị Viện Khoa học SHTT (thuộc BộKH&CN) tiến hành giám định sở hữu công nghiệp đối với các chứng cứ vi phạm của Công ty CP Dịch Vụ Ăn Uống & Giải Trí Anh Em. Kết luận giám định của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ thể hiện: “Dấu hiệu “Sườn Cây” gắn trên biển hiệu nhằm kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống – như trên được thể hiện trên tài liệu một là yếu tố xâm phạm quyền (quy định tại điều 11, Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu “Sườn Cây” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 229419 của Cty Viên Ngọc Mới”.

Nhãn hiệu “Sườn Cây” đã được Cty Viên Ngọc Mới đăng ký và được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 229419, thời hạn 10 năm kể từ ngày 5/8/2014.

Mời các bạn tham khảo thêm : dịch vụ báo cáo thuế tại hà nội, dịch vụ kiểm toán nội bộ

Nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình với nhãn hiệu Sườn Cây, ngày 23/3/2016, Cty Viên Ngọc Mới đã làm đơn khởi kiện đến TAND quận Gò Vấp yêu cầu Công ty Anh Em chấm dứt hành vi vi phạm và thay đổi biển hiệu Sườn Cây tại nhà hàng 97 Quang Trung. Đồng thời yêu cầu Công ty Anh Em phải công khai xin lỗi và bồi thường 1 tỷ đồng. Số tiền này gồm bốn khoản: Chi phí thuê luật sư 400 triệu đồng, chi phí giám định 50 triệu đồng, chi phí đi lại đeo đuổi vụ kiện 50 triệu đồng và tổn thất uy tín, thương hiệu, ảnh hưởng kinh doanh là 500 triệu đồng.

Vụ việc tranh chấp nhãn hiệu Sườn Cây đã được Báo Pháp Luật Việt Nam xin ý kiến của luật sư Tuấn về việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu như thế nào. Mời các bạn có thể xem chi tiết tại đây http://baophapluat.vn/kinh-doanh-phap-luat/thuong-hieu-suon-cay-giai-quyet-tranh-chap-nhan-hieu-nhu-the-nao-311853.html

nhan hieu suon cay

Nhãn hiệu” Sườn cây” đã được đăng ký của Công ty Viên Ngọc Mới

nhan hieu suong cay

Bảng hiệu “Sườn Cây” mà Cty Viên Ngọc Mới “tố” Công ty CP Dịch Vụ Ăn Uống & Giải Trí Anh Em đã làm nhái

2. Ý kiến bình luận.

Đối với trường hợp trên, theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:

Điều 202. Các biện pháp dân sự

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại;
  5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, việc công ty CP Viên Ngọc Mới khởi kiện yêu cầu tòa án tiến hành buộc công ty vi phạm xin lỗi, dừng hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại là đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nguyên đơn – tức Cty Viên Ngọc Mới phải chứng minh mình là chủ thể quyền đối với nhãn hiệu; cung cấp cho Tòa án chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nếu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.

Hơn nữa, trong phạm vi bảo hộ và thời hạn hiệu lực, Cty Viên Ngọc Mới, với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu Sườn Cây được độc quyền sử dụng, cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu và định đoạt nhãn hiệu theo các quy định tại Điều 123 Luật SHTT 2005:

Điều 123. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

  1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
  2. a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
  3. b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;

Điều 125 Luật SHTT 2005 quy đinh như sau:

Điều 125. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Tương ứng với quyền của chủ sở hữu, thì hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng các dấu hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu Sườn Cây cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc có liên quan đến dịch vụ nhà hàng, ăn uống; có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ mà không có sự đồng ý của Cty Viên Ngọc Mới đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Sườn Cây.

Tóm lại, có thể thấy trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra sôi nổi và phức tạp. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, hệ thống pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện.Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn diễn ra và có xu hướng ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt với đối tượng nhãn hiệu. Trường hợp tranh chấp nhãn hiệu “Sườn Cây” giữa Cty Viên Ngọc Mới và Công ty cổ phần dịch vụ ăn uống & giải trí Anh Em là một điển hình.

 

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web