1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Phân biệt giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta đang ngày càng được phủ kín trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong nội dung khiến việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật cũng khó khăn. Chẳng hạn như, không phải ai cũng phân định rõ ràng giữa hàng hoá xâm phạm quyền SHCN ( quy định tại 171 Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 ) với hàng giả ( Điều 157 Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và được hợp nhất năm 2013 ).

kdcn

Sự phân định ranh giới giữa hai điều luật này trên thực tế có ý nghĩa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến việc áp dụng hai hình phạt theo hai điều luật trên là hoàn toàn khác nhau về thủ tục tố tụng cũng như mức hình phạt.Cụ thể :

Thứ nhất, về khái niệm :

Hàng giả : Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hàng giả gồm các loại sau:

“a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

h) Tem, nhãn, bao bì giả.”

Hàng xâm phạm quyền SHCN có thể định nghĩa là hàng hóa có sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có một bộ phận bị trùng nhau. Đó là trường hợp hàng giả về hình thức và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp và các đối tượng chỉ dẫn thương mại như: nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý…

Thứ hai, về thủ tục tố tụng :

Nếu xác định người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì về nguyên tắc cơ quan chức năng có quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự ngay sau khi phát hiện ra hành vi phạm tội và yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại. Nếu xác định là người phạm tội đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan chức năng chỉ có thể khởi tố vụ án khi có yêu cầu từ phía chủ sở hữu nhãn hiệu. Như vậy, việc lựa chọn để áp dụng một trong hai điều luật này có sự ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cả về phía người phạm tội cũng như người có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm, ảnh hưởng gián tiếp đến người tiêu dùng.

Thứ ba, về hình phạt :

Truy tố hai tội danh khác nhau kéo theo việc áp dụng các chế tài cũng khác nhau. Nếu người phạm tội bị xử lý theo Điều 156 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là “mười lăm năm” và đặc biệt nếu hàng giả là “lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” thì theo quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất mà có thể bị áp dụng là tù “ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” (khoản 3 điều 157), nếu xử lý theo 171 Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì mức hình phạt cao nhất cũng chỉ đến 3 năm tù giam. Do vậy xảy ra trường hợp hành vi phạm tội thoả mãn cấu thành của điều 171 Bộ luật hình sự nhưng người phạm tội lại bị truy tố theo tội danh quy định tại điều 156, 157 Bộ luật hình sự, điều này gây bất lợi cho những người có hành vi vi phạm.

Về chủ thể bị xâm phạm  :

Như vậy, có thể thấy, tội sản xuất buôn bán hàng giả là tội phạm xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng. Như vậy, điều luật này hướng tới bảo vệ các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp và đặc biệt là hướng tới bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Còn tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì chủ thể được điều luật này hướng tới bảo vệ trước tiên là các chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp (thường là nhà sản xuất kinh doanh). Một hành vi sử dụng trái phép đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá… mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp này để tăng lợi nhuận kinh doanh chứ không nhằm lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm (sản phẩm trong trường hợp này vẫn đảm bảo được giá trị đúng với bản chất, tên gọi, công dụng của nó, đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố) thì chỉ nên coi đối tượng của hành vi đó là hàng xâm phạm quyền SHCN chứ không nên coi đó là hàng giả. Bởi trong trường hợp này quyền lợi của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể mà chủ yếu là chỉ ảnh hưởng đến chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp hành vi sử dụng trái phép các đối tượng sở hữu công nghiệp như trên đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng đó và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm thì đối tượng của hành vi này phải bị coi là hàng giả.

Trong trường hợp hành vi sử dụng trái phép các đối tượng sở hữu công nghiệp  như trên đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng đó và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm thì đối tượng của hành vi này phải bị coi là hàng giả. Để phân định giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng đúng đắn pháp luật, đồng thời tránh được tình trạng trùng lặp, chồng chéo của các quy định pháp luật các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Như vậy, việc phân biệt giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng , nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu hàng hóa, quyền lợi của người tiêu dùng, thậm chí cả quyền lợi của người có hành vi vi phạm.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web