1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ mà các nhà xuất khẩu mắc phải

Các nhà xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, tức là công ty khác làm hàng giả hoặc hàng nhái công ty họ hoặc bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.

Một trong những lỗi phổ biến nhất mà các nhà xuất khẩu thường mắc phải là:

– Tin rằng bảo hộ sở hữu trí tuệ có tính toàn cầu:

Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó thôi.Chỉ có quyền tác giả mới được bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới.

– Cho rằng pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giống nhau trên toàn thế giới

Tuy đã có một số điểm giống nhau về pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới, nhưng vẫn có sự khác biệt ở các nước khác nhau.

Ví dụ: Hoa Kỳ bằng độc quyền sáng chế được cấp theo nguyên tắc độc quyền cho người đầu tiên tạo ra sáng chế, còn hầu hết nước khác bằng độc quyền sáng chế lại cấp độc quyền cho người đầu tiên nộp đơn.

– Không tra cứu nhãn hiệu mình đăng ký đã được các đối thủ cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu đã đăng ký chưa?

Điều này sẽ làm công ty bạn có thể bị yêu cầu ngừng sử dụng nhãn hiệu đó hoặc bị bồi thường thiệt hại nếu công ty bạn đã đăng ký trùng nhãn hiệu với công ty khác đã đăng ký trước.

– Không sử dụng các hệ thống bảo hộ khu vực hoặc quốc tế

Bảo hộ khu vực và quốc tế là một cách thức hiệu quả để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nhiều nước khác nhau trên thế giới.

– Nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài quá muộn:

Đối với một số quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, bạn nên đăng ký bảo hộ tại các nước xuất khẩu trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp đơn trong nước. Thông thường thời hạn này được coi là “thời hạn ưu tiên” (1 năm đối với sáng chế và giải pháp hữu ích và 6 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp).

– Bộc lộ thông tin quá sớm mà không có các hợp đồng/thỏa thuận bảo mật hay không bộc lộ.

– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác

Việc không kiểm tra sản phẩm có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ người khác ở thị trường nước ngoài có liên quan hay không có thể sẽ là một phi vụ tốn kém

– Không xác định vấn đề sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi thuê lao động

Nguy cơ chủ yếu chủ yếu là việc hiểu khác nhau về quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể sẽ nãy sinh giữa công ty giao việc và công ty ký hợp đồng nhận làm việc đó.

– Tìm cách li-xăng sản phẩm ở thị trường mà sáng chế và kiểu dáng có liên quan không được bảo hộ

Thay vì trực tiếp xuất khẩu, nhiều công ty cấp li-xăng cho các công ty khác để lấy một khoản phí trọn gói hoặc tiền phí li-xăng. Hợp đồng li-xăng thường có các quy định liên quan đến chia sẻ bí quyết công nghệ, cũng như cho phép sản xuất hoặc bán sản phẩm do bên cấp li-xăng phát triển.

– Sử dụng nhãn hiệu không phù hợp với thị trường liên quan

Có rất nhiều ví dụ về các công ty chỉ bắt đầu tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ ở thị trường nước ngoài mới nhận ra rằng nhãn hiệu củ họ không phù hợp với thị trường đó vì nhãn hiệu có ý nghĩa tiêu cực hoặc không hay theo ngôn ngữ hoặc văn hóa địa phương hoặc nhãn hiệu không thể đăng ký ở cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia dựa trên cơ sở tuyệt đối.

>> Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web