1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Những điều cần biết về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Do đặc thù của tài sản quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình nên khi góp vốn các bên góp vốn và nhận góp vốn cần phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: xem xét đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đem góp vốn.

− Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị của quyền đem góp vốn, cũng như xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia góp vốn.

− Khi xem xét, đánh giá, xác định đối tượng quyền sở hữu trí tuệ góp vốn, bên góp vốn và bên nhận góp vốn cần thống nhất với nhau các vấn đề chủ yếu như:

+ Loại đối tượng góp vốn (quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng…)

+ Thời hạn bảo hộ còn lại theo quy định của pháp luật (đối với những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được văn bằng bảo hộ)

+ Giấy tờ xác nhận chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp)

Thứ hai: thống nhất cách thức định giá và xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ đem góp vốn.

− Việc xác định giá trị tài sản góp vốn đối với quyền sở hữu trí tuệ hiện đang gây ra nhiều tranh cãi trong thực tiễn, bởi lẽ quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình, thường không có hàng hóa tương tự hoặc thay thế như các sản phẩm hữu hình. Để xác định được giá trị quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia góp vốn, các bên có thể lựa chọn phương pháp định giá theo các phương thức định giá đã được trình bày ở trên.

gop-von-bang-quyen-huu-tri-tue

Thứ ba:  việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ phải được thành lập hợp đồng góp vốn.

− Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền nghĩa vụ trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ góp phần vốn của mình bằng quyền sở hữu trí tuệ để được hưởng một hoặc một số quyền lợi từ doanh nghiệp mới được thành lập theo quy định.

− Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp được tạo lập dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên. Tuy nhiên, hợp đồng thành lập doanh nghiệp tạo ra một pháp nhân có thể ảnh hưởng đến xã hội. Do đó pháp luật thường đòi hỏi loại hợp đồng này phải thể hiện một số điều khoản bắt buộc. Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về hợp đồng thành lập doanh nghiệp nhưng Điều lệ công ty về bản chất chính là loại hợp đồng thành lập công ty.

Thứ tư: việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn.

− Đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập dựa trên cơ sở bảo hộ tự động (quyền tác giả, quyền liên quan, bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng) thì việc chuyển giao quyền được coi là hoàn thành khi các bên tiến hành chuyển giao cho nhau những đối tượng đó mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký chuyển nhượng.

− Thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ phải có trách nhiệm chuyển giao tài sản trí tuệ cam kết góp cho doanh nghiệp và có biên bản bàn giao đối với những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký.

− Đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập dựa trên cơ sở phải đăng ký bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện luật định (nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng) thì thủ tục chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản trí tuệ sang cho doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển giao quyền sở hữu hay chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ nêu trên phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng văn bản.

Thứ năm: đăng ký việc góp vốn trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định chung của Luật doanh nghiệp:

− Thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ thành tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp thì chủ thể góp vốn cần phải chuẩn bị hồ sơ về chuyển nhượng gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi hồ sơ đầy đủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu mới. Thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản trí tuệ thành tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ. Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trên công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng từ ngày ra quyết định13.

Thứ sáu: xử lý quyền sở hữu trí tuệ khi chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp.

− Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do các bên thỏa thuận chấm dứt việc góp vốn, mà vẫn chưa hết thời hạn được bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ tương ứng thì bên góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được nhận lại quyền sở hữu trí tuệ đó. Nếu bên góp vốn không có nhu cầu sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, thì doanh nghiệp nhận vốn góp vẫn được sử dụng nếu được sự đồng ý của bên góp vốn.

− Trường hợp thời hạn bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn đã hết thì doanh nghiệp nhận góp vốn vẫn được quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó nhưng trong trường hợp này sẽ không được quyền sở hữu. Bởi quyền sở hữu trí tuệ này đã trở thành tài sản chung, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng.

− Trường hợp nếu doanh nghiệp nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sở hữu trí bị phá sản, thì quyền sở hữu trí tuệ đã góp vốn được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản.

− Trường hợp, doanh nghiệp nhận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ hoặc các bên góp vốn bị giải thể thì quyền sở hữu trí tuệ đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và LSHTT.

− Trường hợp cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ chết, bị tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì quyền sở hữu trí tuệ đã góp vốn được giải quyết theo quy định của BLDS.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web