1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Ghi nhãn mác đối với sản phẩm từ con ong

Tôi là người nuôi ong, tôi dự định mở một cơ sở phối giống nhân tạo cho ong mật và gắn nhãn mác cho sản phẩm từ con ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa. Với cách làm đó thì tôi cần phải làm thủ tục xin giấy phép gì không?

ongvang

Ý kiến tư vấn của luật sư :

Theo quy định tại Khoản 4 Mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN thì bên bạn phải có trách nhiệm dán nhãn hàng hóa, cụ thể:

a) Hàng hoá sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức cá nhân hoàn thiện hàng hoá hoặc thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông phải thực hiện ghi nhãn hàng hoá.

b) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hoá của mình.

Ví dụ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá có thể yêu cầu nhà sản xuất hoặc tổ chức khác ở trong nước hoặc nước ngoài ghi nhãn hàng hoá do mình nhập khẩu thông qua hợp đồng, thoả thuận nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn hàng hoá khi được lưu thông tại Việt Nam.

c) Trường hợp nhãn hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá có hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định tự thực hiện hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước việc bổ sung thêm các nội dung ghi thiếu và xoá bỏ nội dung ghi sai.

– Bổ sung thêm nội dung trên nhãn thực hiện bằng cách ghi trực tiếp lên nhãn hàng hoá hoặc ghi trên vật liệu khác và gắn chặt lên nhãn hàng hoá nhưng không được che lấp những thông tin trên nhãn hàng hoá.

– Xoá bỏ nội dung ghi sai trên nhãn hàng hoá phải bảo đảm không phục hồi lại được như trước.”

Khi dán nhãn hàng hóa bạn lưu ý cần phải thể hiện những thông tin bắt buộc sau: Điều 11, 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định:

“Điều 11. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá

  1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hoá;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

c) Xuất xứ hàng hoá.

Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.

Điều 12. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá Lương thực:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng.

Thực phẩm:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản…”

Nhãn hàng hóa không là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa không được bảo hộ và không phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hàng hóa chỉ được công bố nên chị không phảilàm thủ tục xin phép. Công bố nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định tại nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như các nội dung trên. Ngoài ra, chị có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và mã số mã vạch cho các sản phẩm từ ong của chị nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web