1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Facebook bị mất lòng vì chính sách bảo mật

Trong một vài năm trở lại đây, ở Châu Âu và Châu Mỹ, Facebook đang ngày một bị lên án bởi các cáo buộc về việc vi phạm chính sách bảo mật thông tin cá nhân của hãng này.
Đầu tiên, vào đầu tháng 8 năm nay, một sinh viên luật người Áo tên là Maximillian Schrems đã đưa đơn kiện Facebook lên tòa án Thương Mại Áo với các cáo buộc rằng: Thứ nhất, Facebook đã giúp cơ quan tình báo Mỹ NSA theo dõi hàng triệu người sử dụng bằng chương trình do thám PRISM; Thứ hai, chàng sinh viên cũng cho rằng Facebook đã vi phạm luật pháp của Liên Minh Châu Âu về bảo vệ thông tin và xâm phạm bảo mật của người sử dụng.
Theo anh, cụ thể những vi phạm là chính sách theo dõi người dùng của Facebook trên những trang web thứ ba thông qua phím “Like”, chính sách sử dụng thông tin và cuối cùng là việc hãng này đã ghi lại những gì người dùng đang làm trực tuyến thông qua “hệ thống dữ liệu khổng lồ”. Vụ kiện này đã kêu gọi được 60.000 người ủng hộ.
Thêm nữa, theo ý kiến của một bộ phận người sử dụng Facebook thì việc ứng dụng mới của hãng yêu cầu được phép gọi điện, nhắn tin vào số điện thoại, ghi âm, và thậm chí sử dụng ảnh và quay video cá nhân là việc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hãng này lại cho rằng những việc đó chỉ là cách họ xác nhận người sử dụng liệu có thực hay không.
Gần đây nhất, theo trang Engadget, tại phiên tòa ở Oakland, California, Mỹ, theo thẩm phán Phylis Hamilton thì rất có khả năng Facebook lại phải đối mặt với một cáo buộc từ thành viên Facebook có tên Matthew Campbell vì hãng này đã quét tin nhắn Messenger của người dùng để thu thập dữ liệu cho quảng cáo. Mặc dù, Facebook đã ngừng thực hiện việc theo dõi tin nhắn từ tháng 10/2012, nhưng vẫn tiến hành phân tích tin nhắn để phục vụ mục đích chống virus và tin nhắn rác.
Tuy những diễn biến nóng bỏng trên vẫn chưa có hồi kết nhưng người Việt Nam cũng nên cảnh giác hơn khi sử dụng các trang web trực tuyến, mạng xã hội… Quy định về vấn đề bảo đảm an toàn, bí mật thông tin, Bộ luật Công Nghệ Thông Tin ban hành bởi Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 72, khoản 2, điểm đ) có ghi:
“2. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi sau đây:
…đ) Hành vi khác làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.”
Do đó, các hành vi đọc lén tin nhắn hay khai thác các thông tin cá nhân của người sử dụng qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter cũng sẽ bị nghiêm cấm và sẽ phải chịu các hình phạt tương đương với mức độ vi phạm theo Điều 77 của luật này.
“ Điều 77. Xử lý vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Mọi chi tiết Xin vui lòng liên hệ Hãng Luật Newvision Law để được tư vấn miễn phí!

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web