1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Các hành vi xâm phạm tới quyền tác giả

Câu hỏi:

Tôi thích âm nhạc nên thỉnh thoảng ngẫu hứng tôi có sáng tác ca khúc. Các bài hát của tôi sáng tác không nhiều. Tôi chỉ sáng tác để đó mà không giao cho ca sĩ hát. Tôi chỉ cho một vài người bạn của tôi xem, trong nhóm bạn có một bạn hay đi hát. Mới đây người đó đã báo lại với tôi là đã sử dụng ca khúc của tôi để đi hát, được yêu thích nên người đó hứa trả thù lao cho tôi. Bạn tôi đã sử dụng tác phẩm của tôi mà chưa hỏi ý kiến của tôi nên tôi không đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi là hành vi của bạn tôi có bị coi là xâm phạm tới quyền của tôi không, mặc dù bạn đã hứa trả thù lao cho tôi. Tôi cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Newvision của chúng tôi, với câu hỏi của bạn tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn nhứ sau:

cac hanh vi xam pham ban quyen tac gia

Các hành vi xâm phạm tới quyền tác giả

 

Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về các hành vi xâm phạm tới quyền tác giả. Do người bạn của bạn đã sử dụng tác phẩm của bạn mà không xin phép mặc dù sau đó có hứa trả thù lao thì người bạn của bạn đã xâm phạm tới quyền tác giả của bạn, đó là: “Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất”.

Cụ thể, các hành vi vi phạm quyền tác giả bao gồm:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

–  Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

– Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

– Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác).

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả.

– Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền.

– Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình.

–  Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

– Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web