1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về khái niệm sáng chế tại khoản 12 Điều 4: “sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạn sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tư nhiên”.

>>Xem thêm: Các nội dung chính của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

cac-doi-tuong-khong-duoc-bao-ho-voi-danh-nghia-sang-che

Theo Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ thì “Giải  pháp kỹ thuật”- đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế- được hiểu là tập hợp cần và đủ các thông tin kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định. Giải pháp kỹ thuật buộc phải có các nội dung sau đây:

– Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện..) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng chất thể( vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật/động vật biến đổi gen..) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo.

– Quy trình (quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia. Biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định.

Với các quy định trên đối với sáng chế pháp luật cũng quy định về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế tại Điều 59 Luật sử hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1.  Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.

3. Cách thức thể hiện thông tin.

4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.

5. Giống thực vật, giống động vật.

6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật mang bản chất sinh học mà không phải là quá trình vi sinh.

7. phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”

Như vậy các đối tượng được quy định như trên không thuộc phạm vi được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Qua bài viết này Newvision LawFirm chúng tôi hi vọng đã cung cấp được đến Quý khách hàng các thông tin về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế, từ đó giúp khách hàng có những lưu ý trong quá trình đăng ký bảo hộ sáng chế của mình.

Quý khách còn điều gì vướng mắc liên quan đến sáng chế liên hệ Hotline 02466828986 hoặc Tổng đài 1900 6110 để được bộ phận luật sư chuyên trách của Newvision Law tư vấn và hỗ trợ.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web