1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Bốn quan điểm sai lầm dễ mắc phải khi đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là tài sản vô giá của mỗi công ty doanh nghiệp nó không thể mang ra đong đếm được. Nhưng mà bạn không hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu dẫn đến công ty bạn không thể phát triển được hoặc có thể dẫn đến phá sản vì không có thương hiệu trên thị trường. Hiểu được điều đó chúng tôi viết bài này giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn về việc đăng ký nhãn hiệu.

1. Có phải không cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu?

Rất nhiều công ty doanh nghiệp cho rằng đăng ký nhãn hiệu thật tốn kém, không cần thiết, thủ tục lằng nhằng. Đó là lời nhận định sai lầm nhất. Đăng ký nhãn hiệu quan trọng như đăng ký doanh nghiệp. Bạn không chỉ biết xây dựng một nhãn hiệu danh tiếng mà còn biết cách duy trì và bảo vệ nó. Nhãn hiệu là tài sản của các công ty doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu là xác lập quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu đó, là thiết lập bảo vệ tối ưu và lâu dài cho công việc kinh doanh của mỗi công ty doanh nghiệp. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp đó.

2. Có phải đăng ký khi nào cũng được?

Một số công ty doanh nghiệp xem việc đăng ký nhãn hiệu như một thủ tục hành chính, thích làm lúc nào cũng được hoặc không mặc kệ để đấy. Đây được coi là tư tưởng vô trách nhiệm, cần phải chấm dứt ngay. Đăng ký nhãn hiệu không phải một thủ tục bắt buộc, nhưng nếu công ty hoặc doanh nghiệp bạn không đăng ký nhãn hiệu của bạn có thể bị mất bất cứ lúc nào. Thời gian, tiền bạc, công sức bỏ ra đầu tư một nhãn hiệu đều sẽ thành muối bỏ bể nếu như có một doanh nghiệp khác nhanh chân hơn đăng ký nhãn hiệu đó. Công ty đối thủ vừa không mất công sức tiền bạc đầu tư ban đầu mà vẫn có được thị trường đã được thiết lập sẵn từ công ty bạn. Tổn thất mà bạn bị mất là rất nhiều. Thời gian đăng ký nhãn hiệu thông thường mất từ một năm rưỡi đến hai năm. Theo Điều 90 luật sở hữu trí tuệ về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nhãn hiệu đăng ký sẽ hạn chế mọi đơn đăng ký khác tương tự mẫu nhãn kể từ ngày nộp đơn.

3. Đăng ký trong phạm vi đang kinh doanh thế đã đủ chưa?

Sai lầm tai hại hầu hết mọi doanh nghiệp đều mắc phải đó là chỉ đăng ký nhãn hiệu trong giới hạn những nhóm ngành nghề đang kinh doanh. Việc hạn chế quy mô bảo hộ của nhãn hiệu sẽ gây thiệt hại khó lường của các công ty doanh nghiệp, nó là bước cản tới sự phát triển của chính công ty doanh nghiệp đó trong tương lai. Đừng nghĩ nhãn hiệu mới ra sẽ không lập tức bị bắt chước, đừng nghĩ làm đến đâu mới đăng ký đến đó. Sáng tạo không của riêng ai, trùng lặp có thể gặp bất cứ lúc nào, chỉ có bảo hộ độc quyền nhãn hiệu mới được pháp luật bảo hộ.

4. Chi phí có phải càng rẻ là càng tốt?

Một số người cho rằng việc đăng ký nhãn hiệu chỉ đơn giản là nộp đơn lên và chờ xét duyệt nên thiếu cẩn thận trong việc tìm một đại diện Sở hữu công nghiệp. Họ thường tiết kiệm chi phí bằng cách tìm một nơi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu giá rẻ. Tiền bạc gắn liền với trách nhiệm. Nhãn hiệu là tài sản linh hồn của công ty doanh nghiệp đó, vì vậy bạn cần đến những nơi đủ trách nhiệm, trình độ và uy tín để tiến hành mọi thủ tục cần thiết bảo hộ hợp pháp cho nhãn hiệu.

THƯƠNG HIỆU – YẾU TỐ LÀM NÊN NÉT VĂN HÓA RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web