1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Bảo hộ sáng chế công thức Rượu

Công thức nấu rượu có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế, bí mật kinh doanh và tác phẩm. Tuy nhiên, mỗi loại hình bảo hộ thương hiệu đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vậy công thức nấu rượu cần được bảo hộ dưới hình thức nào?

Bảo hộ công thức rượu (ảnh minh họa)

Bảo hộ công thức rượu (ảnh minh họa)

Sáng chế

Ưu điểm lớn nhất của việc  đăng ký sáng chế bảo hộ công thức nấu rượu bằng sáng chế chính là chủ sở hữu có thể bộc lộ công thức mà không sợ bị lấy mất. Và khi có tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu có thể dễ dàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc bảo hộ bằng sáng chế không chỉ chủ sở hữu nắm giữ độc quyền sử dụng mà còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho họ khi quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu hay chuyển giao quyền sử dụng đối với công thức này.

Khi nói tới vấn đề thời hạn thì đây rõ ràng là một điểm yếu khi bảo hộ bằng sáng chế. Văn bằng bảo hộ chỉ có hiệu lực trong 20 năm và khi muốn gia hạn, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục trong khoảng thời gian 6 tháng trước hoặc sau thời điểm hết hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Nếu sau thời hạn 6 tháng kể từ khi văn bằng bảo hộ hết hiệu lực mà chủ sở hữu vẫn không thực hiện việc gia hạn thì văn bằng bảo hộ sẽ chấm dứt hiệu lực và không thể nộp lại đơn để xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế lần hai. Khi đó chủ sở hữu sẽ bị mất quyền của mình đối với công thức nấu rượu.

Bí mật kinh doanh     

Đối với việc bảo hộ công thức nấu rượu dưới dạng bí mật kinh doanh, chủ sở hữu không cần tiến hành thủ tục xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam mà công thức sẽ được bảo hộ tự động. Do đó, chủ sở hữu cũng không phải mất bất kỳ khoản chi phi đăng ký nào.  Ngoài ưu điểm trên, việc bảo hộ bí mật kinh doanh còn không bị hạn chế về mặt thời gian và được kéo dài tới chừng nào bí mật đó còn chưa bị bộc lộ ra công chúng.

Tuy nhiên, bảo hộ bí mật kinh doanh không đơn giản. Muốn bảo hộ công thức nấu rượu dưới dạng bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu phải tìm những biện pháp cần thiết để hạn chế việc phổ biến thông tin. Điều này đòi hỏi chủ sở hữu khi muốn khai thác công dụng, chức năng của công thức, phải đảm bảo mỗi khâu trong quá trình đều đưpực kiểm soát chặt chẽ.  Và nếu như công thức nấu rượu được thể hiện dưới dạng sản phẩm, như một chai rượu chẳng hạn thì những người khác có thể mổ xẻ, phân tích và phát hiện ra bí mật, và sau đó sẽ có quyền sử dụng nó. Việc bảo hộ công thức nấu rượu dưới dạng này không tạo độc quyền để loại trừ bên khác khỏi việc sử dụng thương mại nó. Khi bí mật bị công bố, thì bất kỳ người nào cũng có thể tiếp cận và sử dụng nó một cách tùy ý.

Một bí mật kinh doanh khó thực thi hơn một sáng chế. Mức độ bảo hộ dành cho bí mật kinh doanh khác nhau một cách đáng kể nhưng nói chung là yếu, đặc biệt khi so với bảo hộ dành cho đăng ký sáng chế.

Tác phẩm

Khi công thức nấu rượu được bảo hộ dưới dạng đăng ký bản quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể lựa chọn có hoặc không thực hiện thủ tục đăng ký để được hưởng quyền tác giả. Cùng với đó, quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng sẽ được bảo vệ.

Việc bảo hộ công thức nấu rượu dưới dạng tác phẩm thì không có nhiều ý nghĩa vì  quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện chứ không áp dụng đối với nội dung, ý tưởng của tác phẩm. Nếu như có chủ thể khác áp dụng công thức này để tạo ra rượu thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng không thể bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của mình đối với thành phẩm như vậy được.

 

Đăng ký sáng chế tại Luật Newvision (ảnh minh họa)
Đăng ký sáng chế tại Luật Newvision (ảnh minh họa)

Tóm lại,  việc bảo hộ công thức nấu rượu dưới dạng tác phẩm sẽ không mang lại nhiều lợi ích. Do đó, việc bảo hộ dưới hình thức đăng ký sáng chế hoặc bí mật kinh doanh có vẻ khả thi hơn nhiều.

Có thể xem xét trường hợp của Coca Cola về việc bảo hộ công thức của mình: Chỉ một vài người biết được công thức chế biến thứ đồ uống mang tên Coca Cola và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia. Những người biết được công thức bí mật này cũng đã ký hợp đồng không tiết lộ. Chính vì quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đăng ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất sản xuất được loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng.

Tuy nhiên, khi Coca Cola được tạo ra thì nó gần như là thứ nước ngọt đầu tiên trên thế giới và hiện nay thì công ty Coca Cola hoàn toàn có đủ khả năng làm bất cứ điều gì để bảo vệ bí mật về công thức tạo ra nó. Xét ở thời điểm hiện tại khi mà rượu đã trở nên quá phổ biến, chủ sở hữu muốn sử dụng công thức của mình để có thể cạnh tranh trên thị trường rượu, thì tùy theo mục tiêu, khả năng tự bảo vệ bí mật cùng nhiều yếu tố khác mà chủ sở hữu nên cân nhắc để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Để có sản phẩm của riêng mình, để sản phẩm công thức của bạn không chị xâm phạm, hãy đăng ký bảo hộ sáng chế cho công thức của mình. Hãy đến với Luật Newvision, chúng tôi sẽ là đại diện pháp lý đáng tin cậy của bạn

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web