1
Bạn cần Luật sư hỗ trợ?

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Campuchia

Campuchia là quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), nên việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Campuchia phải tuân theo quy định chung của tổ chức WIPO, đồng thời xem xét các văn bản pháp luật mà quốc gia này ban hành trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

849

Luật Bằng sáng chế, Mẫu hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp Campuchia gồm những quy định cho phép độc quyền đối với mẫu thiết kế, hoặc mẫu thiết kế được thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định để hình thành nên kiểu dáng công nghiệp. Luật được ban hành năm 2003 như một công cụ để Campuchia thực hiện các nghĩa vụ trong vai trò thành viên WTO, và Luật này được sửa đổi bổ sung năm 2006 với một nghị định chi tiết về thủ tục cụ thể. Mặc dù Luật này còn khá mới và chưa qua thử nghiêm kỹ càng, tuy nhiên có kèm theo quy định rằng: bất cứ Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ nào mà Campuchia là thành viên sẽ có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản pháp luật trong nước trong trường hợp xung đột pháp luật quốc tế về pháp luật quốc gia.
Như vậy, đối với vấn đề Sở hữu công nghiệp, phần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ xem xét luật quốc gia của Campuchia về Kiểu dáng công nghiệp, nếu có quy định khác với quy định của WIPO thì sẽ ưu tiên áp dụng luật của WIPO. Về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Campuchia cần lưu ý những vấn đề sau:
Đối tượng được bảo hộ
Theo WIPO, kiểu dáng công nghiệp là một hình thức thể hiện sản phẩm, thuộc khía cạnh thẩm mỹ, trang trí, mỹ thuật của sản phẩm đó. Kiểu dáng là cách thể hiện cả chức năng và hình thức của sản phẩm ấy, chẳng hạn như: cái bàn, điện thoại, chai nước… đều là sản phẩm mang hình hài kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp có thể ở dạng 3 chiều như hình khối của sản phẩm, hoặc không gian 2 chiều như mô hình, dòng kẻ, màu sắc…
Theo Kiểu dáng công nghiệp Campuchia (Industrial Designs in Cambodia), kiểu dáng công nghiệp có thể là bất cứ cách kết hợp những đường nét, màu sắc, hoặc trong không gian 3 chiều, hoặc bất cứ vật liệu nào miễn là nó tao ra một kiểu dáng đặc biệt đối với sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Kiểu dáng đặc biệt chỉ được bảo hộ nếu nó có thể được đánh giá bằng mắt, không bảo hộ những sản phẩm chỉ đánh giá bằng khứu giác hoặc xúc giác. Kiểu dáng công nghiệp không bao gồm kỹ thuật và tính năng của sản phẩm.
Điều kiện để một sản phẩm được đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới, tức là không được tiết lộ cho công chúng bởi bên sản xuất, bên sử dụng hoặc người thứ ba.. trước khi nộp đơn hoặc nộp đơn trong thời hạn ưu tiên. Mẫu mã sản phẩm bị tiết lộ trong vòng 12 tháng kể từ khi nộp đơn hoặc đăng ký trong thời hạn ưu tiên (do người sáng tạo, người sử dụng hoặc một bên thứ ba lạm dụng) sẽ không thể đăng ký vì đã mất đi tính mới. Kiểu dáng công nghiệp trái với trật tự công hoặc đạo đức công cộng thì không thể đăng ký được.
Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về tác giả sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp đó. Giống hầu hết các nước, Campuchia là nước sử dụng hệ thống “first-to-file”, tức là ưu tiên người nộp đầu tiên. Giả dụ có 2, 3 cá nhân, tổ chức làm việc độc lập mà lại cho ra cùng một kiểu dáng công nghiệp, thì bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ được cấp cho người nộp đơn đầu tiên.
Thủ tục đăng ký
Tại Campuchia, thủ tục đăng ký quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp được đăng ký tại Cục Sở hữu Công nghiệp, thuộc Bộ Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng. Người nước ngoài muốn đăng ký phải được đại diện bởi một đại diện cư trú và làm việc tại Campuchia. Khi đăng ký, phải nộp các giấy tờ sau đây:
– Mẫu đơn: bao gồm tên, địa chỉ, quốc tịch, cư trú đối với mỗi đương đơn.
– Tình trạng quyền của đương đơn: Trường hợp người nộp đơn là nhà phát minh, nhà thiết kế thì hồ sơ phải có bản tuyên bố về việc đó. – Trường hợp người nộp đơn không phải là người phát minh, thiết kế thì phải ghi rõ tên và địa chỉ của người phát minh và kèm theo bản tuyên bố ủy quyền cho người đi nộp đơn.
– Thẩm quyền của luật sư: được chứng nhận bởi công chứng viên để thay mặt người nộp đơn làm thủ tục nộp đơn trong quá trình đăng ký.
– Bản vẽ hoặc hình ảnh của kiểu dáng công nghiệp: không lớn hơn cỡ 10×20 cm, trên khổ giấy A4.
– 4 bản vẽ hoặc ảnh của mẫu, mếu kiểu dáng công nghiệp là 2 chiều
– 6 bản vẽ hoặc ảnh của mẫu, nếu kiểu dáng công nghiệp là 3 chiều (các mặt trái, phải, trên, dưới, trước, sau)
– Tỉ lệ kiểu mẫu, nếu có để mô phỏng kiểu dáng công nghiệp với kích thước tối đa là 20x20x10 cm
LƯU Ý
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký có quyền cấm người khác khai thác kiểu dáng công nghiệp tại Campuchia. Khai thác được định nghĩa là chế tạo, bán, nhập khẩu sản phẩm kết hợp với mẫu thiết kế đó. Văn bằng bảo hộ có giá trị trong vòng 5 năm, được gia hạn thêm 2 lần liên tiếp, như vậy tối đa là 15 năm. Việc nộp đơn gia hạn phải kèm theo phí gia hạn
Kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký có thể tự do chuyển nhượng và cấp phép cho chủ sở hữu khác. Tất cả những thay đổi về quyền sở hữu phải được lập bằng văn bản bởi người đăng ký, trừ khi việc đăng ký không thể thực hiện đối với bên thứ 3.
Vi phạm và hình phạt hình sự: một vụ kiện vi phạm dân sự có thể được đưa ra bởi chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà tòa án có thể quyết định phạt tiền hoặc bắt giam. Có thể là 5.000.000 – 20.000.000 Riels (khoảng 1.260 -5.000 USD) hoặc 1 đến 5 năm tù giam, hoặc cả hai. Trong thời gian thi hành án, nếu hành vi phạm tội lại tiếp diễn thì hình phạt tiếp theo có thể cao gấp đôi so với hạn phạt và thời gian bị giam giữ.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact.newvisionlaw@gmail.com
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 0984.769.278

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận Google+
  • Bình luận Web